Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 57 - 61)

cho lao động nông thôn huyện Sóc Sơn

Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về lao động việc làm từ Trung ương đến cấp xã được xây dựng, cho đến nay về cơ bản đáp ứng được yêu cầu về số lượng, được đào tạo, bồi dưỡng bài bản. Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, từ việc tham mưu, giúp việc, hoạch định, xây dựng chính sách đến công tác triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác QLNN về việc làm cho LĐNT tại địa phương, có nhiều bất cập với đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện

công tác này, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã, trong đó bao gồm những vấn đề về: cơ cấu cán bộ, trình độ đào tạo, năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ khi giải quyết công việc.

Thứ nhất, về cơ cấu cán bộ của cấp huyện và cấp xã chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc ở cấp huyện là Phòng Lao động - TB&XH số lượng biên chế ít, phải thực hiện khối lượng công việc nhiều nên nhiều lúc không có cán bộ chuyên trách về thực hiện nhiệm vụ quản lý trong lĩnh vực lao động, việc làm. Trong khi người tới độ tuổi lao động ngày càng tăng lên, lượng lao động dịch chuyển trong các ngành, các lĩnh vực và việc thực hiện chính sách về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp... trong quá trình phát triển KT - XH của địa phương thì nội dung công việc QLNN về lao động, việc làm bị đẩy sang hàng nhiệm vụ thứ yếu, mà tập trung vào việc giải quyết các chế độ cho thương binh, người có công với cách mạng, thanh tra, kiểm tra... Hơn nữa, công tác quản lý lao động việc làm ở các cấp, các ngành chưa được quan tâm, đặc biệt là ở cấp xã, đa số các xã, thị trấn vẫn chưa có cán bộ chuyên theo dõi về lĩnh vực việc làm.

Thứ hai, Về trình độ đào tạo, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công

chức làm công tác QLNN về lao động, việc làm ở cấp huyện, cấp xã là vấn đề đáng lo ngại. Một số cán bộ, công chức không được đào tạo bài bản, chính quy, thiếu kinh nghiệm trong công tác, chưa ứng dụng được kiến thức, phương pháp quản lý hiện đại, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin nên còn hạn chế trong quá trình giải quyết công việc.

Thứ ba, kỹ năng giải quyết công việc trong công tác QLNN về lao động, việc

làm của đội ngũ cán bộ chính quyền tại cấp xã là vấn đề đáng quan tâm. Trong quá trình GQVL, trọng tâm và quyết định là ở cơ sở, chính quyền cấp xã phải xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, từ đó sử dụng nội lực sẵn có và thu hút đầu tư từ bên ngoài, để phát triển KT – XH và GQVL, nhưng vấn đề này lại gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức và chính quyền cấp xã là một trong những vấn đề cấp thiết.

Để có được những con người đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thì việc đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH để ngày càng cao hơn đời sống vật chất, tinh thần cho LĐNT phải được coi là nhiệm vụ cấp bách và mang tính quyết định. Vì thế, để có nguồn nhân lực có chất lượng, Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm đồng bộ tới những vấn đề sau:

- Chăm lo đời sống vật chất đi đôi với đời sống tinh thần của LĐNT. Nâng cao đời sống vật chất cho LĐNT trước hết thông qua đường lối, chính sách phát triển KT-XH của Đảng và Nhà nước. Điều này được thể hiện rõ trong Cương linh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương

lĩnh 1991): “Chính sách xây dựng đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực

to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” (10,tr.13).

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hôi.

Tình trạng phân hóa giàu nghèo cùng với việc phát triển kinh tế thị trường những năm đổi mới đã tạo ra những hệ lụy về mặt xã hội sâu sắc. Giải quyết tình trạng này phải giữ vững nguyên tắc vừa bảo đảm kích thích phát triển sản xuất vừa có chính sách xã hội, để tạo nên sự công bằng trong xã hội ở thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN Phát

triển kinh tế thị trường với đặc trưng là cạnh tranh sẽ tạo được động lực to lớn thúc đẩy sự vươn lên của nguồn nhân lực. Không vươn lên sẽ không có khả năng cạnh tranh, sẽ bị chính đòi hỏi của nền kinh tế đào thải Định hướng XHCN là thể hiện tính nhân văn đối với nguồn nhân lực. Đây là quá trình đào tạo nên những con người Việt Nam thời kỳ hội nhập để phát triển.

- Phải giữ vững tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong hội nhập quốc

tế. Điều này giúp LĐNT nước ta một mặt phát huy được tính tự tôn dân tộc quyết tâm phấn đấu cho nền kinh tế nước nhà phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu, mặt khác cũng tạo cơ hội để LĐNT Việt Nam có thể tiếp thu

công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh bền vững của đất nước.

- Tạo thêm việc làm là trực tiếp phát triển nguồn nhân lực, vấn đề này

phải được giải quyết theo “Phương hướng quan trọng nhất là Nhà nước cùng

toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế họach và các chương trình KT - XH. Khuyến khích các thành phần kinh tế, người dân và nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho NLĐ.. Giảm đáng kể tỳ lệ thất nghiệp ở thành thị

và thiếu việc làm ở nông thôn” [11 tr 114-115].

- Tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất

cho LĐNT và người dân, đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là bảo đảm thể chất và tính ổn định của nguồn nhân lực. Vấn đề này được Đảng xác định: “Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyên, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt” [11, tr.67], đồng

thời đã có chương trình về kế hoạch hóa gia đình, ổn định tỷ lệ tăng dân số. '

- Ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội vừa trực tiếp bảo đảm thể chất cho nguồn nhân lực của đất nước, vừa hướng tới mục tiêu phát triển con người Việt Nam.

Sự nghiệp đổi mới càng đi vào chiều sâu, thành tựu thu được ngày càng to lớn và được khẳng định. Quan điểm về xây dựng nguồn nhân lực, GQVL nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế được Đảng thể hiện sâu sắc với quyết tâm chính trị cao và sự đồng thuận rộng lớn của toàn xã hội. Đó là những định hướng để nguồn nhân lực và GQVL của đất nước phát triển nhanh, lành mạnh, đúng hướng.

Ngoài ra, còn có một số chính sách KT - XH khác của Nhà nước tác động đến sự hình thành, phát triển nguồn nhân lực.Quá trình thực hiện tổng hợp những chính sách trên chính là quá trình thực hiện QLNN đối với phát triển của nguồn nhân lực. Quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của đất nước theo định hướng XHCN. Chất lượng nguồn nhân lực chịu ảnh hưởng rất lớn của cơ chế điều chỉnh và định hướng của Nhà nước

đối với quá trình hình thành nguồn nhân lực.Cơ chế thực hiện vai trò của Nhà nước chỉ được thực hiện khi có các công cụ kiểm tra đánh giá đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)