Mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 83 - 85)

Quản lý nhà nước để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn phải gắn với chính sách chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn của Sóc Sơn theo hướng công nghiệp, hiện đại.

Xác định được tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp, hiện đại, Nhà nước ta đã thực hiện đồng bộ các chính sách đầu tư cho công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn như:

- Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiến trình công nghiệp hóa là quá trình đô thị hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong những năm đổi mới vừa qua cũng

là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động khu vực nông thôn. Lao động cũng biến động theo hướng chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp ra khỏi khu vực nông thôn hoặc chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp và ngành, nghề, dịch vụ ở nông thôn.

- Chủ trương tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo tinh thần của Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” với mục tiêu Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã; Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ; phát triển dịch vụ nông nghiệp trong các khâu như làm đất, tưới tiêu, bảo vệ thực vật; phát triển công nghệ sau thu hoạch: công nghiệp bảo quản, chế biến, vận tải;… Làng nghề truyền thống bên cạnh giá trị biểu tượng văn hoá, trong thời kỳ mở cửa đã đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương.

- Ban hành cơ chế, chính sách để tập trung nguồn lực đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm phát triển giống cây trồng, vật nuôi mới, thay đổi thói quen, tập quán sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp theo hướng áp dụng các quy trình sản xuất, thâm canh tiên tiến, tăng năng suất, hiệu quả, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.

- Chủ trương không ngừng thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời khuyến khích đầu tư trong nước nói chung và đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nói

riêng. Sự ra đời của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 với những chính sách cơ bản như:

+ Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm;

+ Nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật;

+ Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.

+ Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.

+ Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư kinh doanh mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Việc ban hành Luật Đầu tư với những chính sách rõ ràng khuyến khích đầu tư trong nước và quốc tế đã thu được kết quả đáng khích lệ, hàng loạt các khu công nghiệp đã hình thành trên phạm vi rộng, phủ từ thành thị đến nông thôn đã góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế ở khu vực nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, từ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến cơ cấu lao động từ đó mà thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)