Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc bộ giao thông vận tải (Trang 37 - 38)

Trong những năm qua, những vấn đề liên quan đến QLTC nói chung và QLTC các đơn vị sự nghiệp lĩnh vực GDĐT nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như những người làm công tác QLTC trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu liên quan ở những góc độ khác nhau. Trên cơ sở đó, Luận án sẽ tiếp thu, kế thừa là:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu lý luận chung về QLTCC; đơn vị SNCL và QLTC đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc các Bộ đã nghiên cứu tương đối có hệ thống và cũng đã khẳng định các cấp bậc đào tạo, bồi dưỡng là đào tạo cần phải được các nước đặc biệt ưu tiên, cần được đầu tư và quản lý tốt; các khái niệm, đặc điểm, nội dung QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng và giải pháp đề ra … Đây là cơ sở khoa học quan trọng để đề tài Luận án kế thừa và tiếp tục phát triển trong việc thiết lập khung lý thuyết QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng gắn với điều kiện thực tiễn Bộ GTVT.

Thứ hai, các nghiên cứu đi trước đã chỉ ra rằng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng là điều kiện tiên quyết để tạo nguồn phát triển nhân lực cần thiết nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển nguồn nhân lực quốc gia; đứng trước tình hình NSNN ngày càng khó khăn, xu hướng cấp cho các đơn vị SNCL ngày càng giảm. Để hoàn thiện QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng ở các nước đang phát triển, đòi hỏi Nhà nước, Bộ, ngành cần chú trọng chỉ đạo cải thiện điều kiện cho các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng. Cần thay đổi chính sách nhất là cách thức phân bổ NSNN cho đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng nhìn từ góc độ QLTCC cần đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với cách nhìn mới về yếu tố thị trường trong đào tạo; những vấn đề về yêu cầu mô hình tài chính như doanh nghiệp cần tiếp tục nghiên cứu áp dụng đối với các đơn vị, áp

dụng cơ chế nhà nước đặt hàng, vấn đề tự chủ trong đào tạo đại học nói chung cũng là những thông tin nghiên cứu bổ ích cho việc xem xét việc hoàn thiện cơ chế, chính sách QLTC gắn với yêu cầu chiến lược phát triển các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT.

Thứ tư, các nghiên cứu QLTC rút ra cần gắn với đặc thù ngành, nghề; khẳng định điều quan trọng nhất để quản lý chặt chẽ, hiệu quả là thể chế, cơ chế, chính sách và việc ban hành các quy định của Chính phủ nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc tạo cơ chế đảm bảo bình đẳng đối với người hưởng quyền lợi về đào tạo, bồi dưỡng. Kết quả của các công trình nghiên cứu theo hướng này góp phần quan trọng trong việc tham khảo, vận dụng vào một số nội dung đánh giá thực trạng QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT trong Chương 3 và một số đề xuất của tác giả trong Chương 4 của Luận án.

Thứ năm, những vấn đề đặt ra đối với QLTC nhất là việc thực hiện theo xã hội hóa giáo dục, QLTC dựa trên kết quả đầu ra, NSNN thực hiện theo cơ chế đặt hàng trên cơ sở xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật của từng ngành, lĩnh vực là cần thiết; TSC cũng cần quản lý theo định mức. Hoàn thiện tổ chức bộ máy… Đây là những kết quả quan trọng cần được tham khảo trong quá trình nghiên cứu nội dung QLTC về các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng là xu hướng tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc bộ giao thông vận tải (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)