7. Kết cấu của luận văn
1.1.3 Hậu quả của tham nhũng
Tham nhũng là tội ác và gánh nặng tài chính đối với nhân dân. Có rất nhiều tác động của tham nhũng đối với kinh tế và xã hội, những tác động này không độc lập với nhau. Các tác động này có thể kể đến:
Thu nhập quốc gia bị mất và làm giảm khả năng của nhà nƣớc cho các hoạt động ƣu tiên cao. Các quan chức tham nhũng sử dụng quyền quyết
định của mình để hƣớng các nguồn lực theo hƣớng có lợi nhất cho mình mà không phải là cho quốc gia. Do đó, các dự án mặc dù không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp hoặc chƣa cần thiết nhƣng vẫn đƣợc ƣu tiên phân bổ nguồn lực gây ra sự lãng phí tài sản quốc gia. Quan chức tham
nhũng với quyền lực độc quyền trong quyết định đầu tƣ công sẽ làm vô hiệu hóa các quyết định đúng đắn của chính quyền bao gồm quyết định và lựa chọn các hợp đồng công có tính hiệu quả để phân bổ lại nguồn lực vì lợi ích cá nhân, từ đó tạo ra sự thiếu hiệu quả trong đầu tƣ và tăng các khoản chi không cần thiết.
Bóp méo chi tiêu công: có quá nhiều vốn cho dự án với chi phí cao và bảo trì thƣờng xuyên; các dự án liên tục đội vốn đầu tƣ; các dự án đƣợc lựa chọn không dựa trên các chỉ tiêu kinh tế; rời bỏ các ngành ƣu tiên. Tham nhũng gây cản trở đầu tƣ vì tăng rủi ro và tăng chi phi, giảm lợi nhuận. Việc phân bổ đầu tƣ sẽ bị thiên lệch khi có sự rạn nứt chính trị.
Tham nhũng có thể tạo ra động cơ khuyến khích đầu tƣ vào các dự án lớn kém hiệu quả với dòng tiền mặt tập trung.
Sự suy giảm chất lƣợng, tăng chi phí của các dịch vụ công và cơ sở hạ tầng: có rất nhiều vấn đề rắc rối trong sự thất bại của các công trình xây dựng vì sự không trung thực hoặc các nhà thầu không đủ năng lực đã đƣợc trúng thầu hoặc đƣợc cho phép xây dựng bởi sự tham nhũng. Kết quả là chi phí tăng lên, đôi khi đến một mức độ rất cao.
Tăng thuế vì tham nhũng làm mất đi doanh thu, đẩy những ngƣời sản xuất sang khu vực không chính thức và làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, kiềm hãm sự phát triển doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn hoạt động phải trả những khoản phí không chính thức và để đƣợc hƣởng những ƣu đãi của chính quyền cần phải có những khoản tiền hoa hồng cho quan chức có quyền quyết định.
Suy giảm lòng tin nhân dân: tham nhũng gây ra sự nghi ngờ, tham nhũng làm cho sự nghi ngờ dễ lây lan và có khả năng làm mất lòng tin của công chúng. Xã hội càng tham nhũng thì ngƣời dân càng dễ dàng
chấp nhận tham nhũng.
Ngoài ra, tham nhũng chắc chắn không tốt cho tăng trƣởng kinh tế. Tham nhũng làm thay đổi giá và thay đổi cung và cầu của các dịch vụ công; ảnh hƣởng đến tăng trƣởng bằng cách ảnh hƣởng đến quyết định phân bổ nguồn lực, bằng cách thay đổi giá cả và bằng cách ảnh hƣởng đến sự sẵn có của các nguồn lực.
Tham nhũng làm tổn thƣơng ngƣời nghèo nhiều hơn, nó cũng ức chế sự phát triển của các thể chế xã hội và chính trị. Thứ nhất, nạn tham nhũng làm tổn thƣơng ngƣời nghèo bằng cách hạ thấp tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Thứ hai, tham nhũng tăng chi phí và tạo ra sự thiên vị đối với ngƣời nghèo. Thứ ba, tham nhũng là nguyên nhân liên quan đến không bình đẳng trong phân phối thu nhập hoặc trợ cấp. Tham nhũng làm giảm khả năng tiếp cận của ngƣời nghèo đối với hàng hoá công - một bộ phận của xã hội cần những hàng hoá đó hơn bất kỳ thành phần khác của xã hội. Ngƣời nghèo không thể trả các khoản hối lộ cần thiết để có đƣợc các dịch vụ này.