Giám sát bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về phòng, chống tham nhũng của việt nam và hàn quốc (Trang 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.3 Giám sát bên ngoài

Hoạt động của công chức, tổ chức công cộng phải minh bạch và công khai đối với công chúng. Cơ chế giám sát bên ngoài có thể bao gồm thúc đẩy việc giám sát của Quốc hội hoặc Tƣ pháp, giám sát xã hội dân sự dƣới hình thức các ủy ban xem xét dân sự hoặc thành lập các cơ quan kiểm soát chuyên ngành. Việc thành lập các cơ quan giám sát chuyên biệt đặc biệt đƣợc khuyến cáo trong trƣờng hợp kiểm soát nội bộ thất bại và quản lý không có ý chí, nguồn lực và năng lực để thực hiện các biện pháp kiểm soát có hiệu quả. Trong trƣờng hợp đó, cơ quan giám sát cần phải đƣợc trao quyền điều tra, giám sát và kiểm toán mạnh mẽ cũng nhƣ các nguồn lực đầy đủ để hoàn thành vai trò của nó.

Cơ chế khiếu nại hiệu quả cũng có thể khuyến khích ngƣời dân báo cáo tham nhũng. Tuy nhiên, đáng tin cậy, cơ quan tiếp nhận phải có khả năng quản lý và giải quyết khiếu nại, thực thi các khuyến nghị, áp đặt các biện pháp trừng phạt cũng nhƣ bảo vệ ngƣời tố cáo. Các cơ chế này cần đƣợc thiết kế sao cho có thể dễ tiếp cận, độc lập, minh bạch và có trách nhiệm. Đạo luật bảo vệ ngƣời tố cáo hiệu quả phải đƣợc thực hiện để đảm bảo công dân có thể báo cáo các hành vi vi phạm mà không sợ trả thù.

Thực tế chính sách phòng, chống tham nhũng của Hàn Quốc đều dựa trên những cơ sở này: cải thiện mức lƣơng của công chức cho tƣơng ứng với khu vực tƣ nhân; tuyển dụng công chức thông qua thi cử, công khai, minh bạch, tạo môi trƣờng làm việc dân chủ, hiệu quả, thăng tiến dựa trên thâm niên và kết quả làm việc; phát triển các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào quá trình chống tham nhũng, có chính sách bảo vệ, khen thƣởng ngƣời tố cáo tham nhũng một cách hiệu quả; quy định về tham nhũng khắt khe, đủ sức mạnh để công chức không dám tham nhũng; cơ quan chống tham nhũng có quyền lực đủ mạnh để điều tra, truy tố; đảm bảo cho xã hội giám sát hoạt động của cơ quan công.

Tiểu kết chƣơng 1

Tham nhũng là tội ác đối với nhân dân. Tham nhũng khó đƣợc định nghĩa một cách toàn diện. Các định nghĩa đều chủ yếu tập trung vào khía cạnh kinh tế và tham nhũng đƣợc định nghĩa xảy ra trong khu vực công.

Tham nhũng xảy ra ở một quốc gia dù là phát triển hay đang phát triển đều có nhiều nguyên nhân cùng tồn tại, các nguyên nhân này (kinh tế, xã hội, thể chế) đan xen với nhau, tác động lẫn nhau. Kinh tế làm cho công chức mong muốn đƣợc tham nhũng và thể chế tạo điều kiện cho công chức tham nhũng một cách dễ dàng và cùng với các mối quan hệ gia đình, xã hội càng tạo ra một nhóm những ngƣời chung lợi ích tham nhũng.

Tham nhũng để lại rất nhiều hậu quả và hậu quả lớn nhất là giảm thu nhập quốc gia, làm bội chi ngân sách và suy giảm lòng tin của nhân dân. Nếu lòng tin của ngƣời dân đã mất thì tham nhũng lại càng phát triển và vòng xoáy đi xuống của quốc gia sẽ lặp lại.

Các nền tảng để xây dựng chính sách phòng, chống tham nhũng dựa trên nền tảng công khai, minh bạch, có sự giám sát hiệu quả cả bên trong lẫn bên ngoài. Ngoài ra, cần phải có những thiết chế đủ mạnh để điều chỉnh hành vi của công chức để ngăn ngừa tham nhũng.

Chƣơng 2

NỘI DUNG SO SÁNH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC 2.1 Khái lƣợc pháp luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam và Hàn Quốc

2.1.1 Pháp luật phòng, chống tham nhũng Hàn Quốc

Bảng 1.1 Tóm tắt chế độ phòng, chống tham nhũng của Hàn Quốc

Phân chia Nội dung

Luật về yêu cầu bất chính và hối lộ (Luật Kim young-ran); Luật ngăn ngừa tham nhũng và thành lập, quản lý ủy ban Pháp luật phòng, chống tham nhũng và bảo vệ quyền dân sự (Luật phòng,

chống tham chống tham nhũng); Luật đạo đức công chức; Luật công nhũng khai thông tin công; Luật bảo vệ ngƣời khai báo lợi ích

công cộng; Luật đặc biệt về tịch thu tài sản liên quan đến vi phạm pháp luật của công chức.

Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân, Cơ quan độc lập

Cơ quan phòng, Viện thanh tra và kiểm soát chống tham Bộ tƣ pháp, Bộ an toàn hành chính

nhũng Cơ quan gián

Ủy ban công khai thông tin tiếp

Quyền điều tra Cảnh sát, công tố Hệ thống tƣ

Quyền khởi tố Viện Công tố

pháp

Quyền xét xử Tòa án, Tòa án hiến pháp Hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng Hàn Quốc gồm 6 đạo

luật chính yếu. Cụ thể:

(1) Luật về yêu cầu bất chính và hối lộ đƣợc thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 28/09/2016. Bộ luật này ảnh hƣởng tới khoảng 41.000 cơ quan, tổ

chức công. Bao gồm: Quốc hội, Tòa án, Tòa án Hiến pháp, Ban bầu cử, Ban Kiểm toán và Thanh tra, Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân, các cơ quan hành chính trung ƣơng và các tổ chức trực thuộc và chính quyền địa phƣơng, các trƣờng học, công ty truyền thông; và điều chỉnh hành vi của khoảng 4 triệu ngƣời, bao gồm: ngƣời đứng đầu tổ chức dịch vụ liên quan đến công chúng và các tổ chức công cộng, công chức; ngƣời đứng đầu của trƣờng học các cấp và các tổ chức giáo dục và giáo viên, giảng viên và các đại diện và nhân viên của công ty truyền thông và ngƣời nhà của họ.

Luật cũng quy định 14 hành vi yêu cầu bất chính nhƣ: nhờ vả phê duyệt, cấp giấy phép, thẩm định, chứng nhận, xác nhận; can thiệp vào thu thuế, tiền phạt; can thiệp vào công tác nhân sự; can thiệp vào thi cử và tuyển chọn nhân viên; tiết lộ các thông tin liên quan đến công việc nhƣ thuế, đấu thầu, kiểm tra, đấu giá…; can thiệp vào lựa chọn hợp đồng; gây ảnh hƣởng lên trợ cấp, phân bổ quỹ hỗ trợ; can thiệp vào giá cả hàng hóa do cơ quan công quản lý; can thiệp vào nhân sự trong quân đội; làm sai lệch các kết quả giám định, đánh giá; che giấu thông tin vi phạm, thao túng kết quả điều tra; gây ảnh hƣởng lên quá trình điều tra, xét xử, phân xử…Công chức đang làm nhiệm vụ nếu thực

hiện những việc không thuộc quyền hạn hay làm trái với quyền hạn, chức vụ đã đƣợc giao phó thì sẽ bị xử lý theo Bộ luật này.

Bộ luật này quy định mức xử phạt hình sự đối với hành vi vi phạm nhƣ sau: Một nhân viên công chức hoặc ngƣời có liên quan đang thực hiện nhiệm vụ nhƣng lại nhận lời yêu cầu bất chính thì sẽ đối mặt với án tù không quá 2 năm hoặc bị phạt tiền không quá 20 triệu won; nhân viên công chức hoặc vợ/chồng nhận lợi ích tài chính hoặc những lợi ích khác vƣợt quá 1 triệu won/1 lần hoặc 3 triệu won/1 năm sẽ đối mặt với án tù không quá 3 năm hoặc bị phạt tiền không quá 30 triệu won; một cá nhân nào đó cung cấp lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác cho nhân viên công chức hoặc vợ/chồng của nhân viên công chức đối mặt với án tù không quá 3 năm hoặc bị phạt tiền không quá 30 triệu won.

(2) Luật ngăn ngừa tham nhũng và thành lập, quản lý ủy ban chống tham nhũng và bảo vệ quyền dân sự (gọi tắt là Luật phòng, chống tham nhũng) có hiệu lực từ ngày 19/11/2014. Luật chống tham nhũng đầu tiên của Hàn Quốc đƣợc thông qua vào ngày 24/07/2001, đến năm 03/02/2009 Luật chống tham nhũng và thành lập, hoạt động của ủy ban chống tham nhũng và quyền công dân ra đời thay thế; và đến ngày 19/11/2014 Luật ngăn ngừa tham nhũng và thành lập, quản lý ủy ban chống tham nhũng và bảo vệ quyền dân sự đƣợc thông qua và có hiệu lực thi hành.

Luật phòng, chống tham nhũng nhằm mục đích xử lý các kiến nghị của công dân đối với tham nhũng. Thành lập Ủy ban chống tham nhũng và các quyền công dân để bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của nhân dân, đảm bảo dịch vụ công để tạo ra một môi trƣờng trong sạch trong dịch vụ dân sự và xã hội. Phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống tham nhũng bao gồm công chức của các cơ quan hành chính trung ƣơng và địa phƣơng, các tổ chức công cộng nhƣ Văn phòng giáo dục, Các văn phòng khu vực, Quốc hội, Tòa án, BAI…

Luật cũng quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức công cộng, đảng phái chính trị, doanh nghiệp trong phòng, chống tham nhũng. Luật quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban chống tham nhũng và bảo vệ quyền công dân (gọi tắt là Ủy ban), nhƣ sau: Ủy ban có thể yêu cầu thủ trƣởng cơ quan tiến hành một số cải cách để chống tham nhũng; Ủy Ban có thể phân tích và kiểm tra các điều luật, nghị định Tổng thống, pháp lệnh của Thủ tƣớng Chính phủ, Pháp lệnh của Bộ…để phát hiện những yếu tố có thể lạm dụng để tham nhũng và sau đó đề nghị Thủ trƣởng các cơ quan tiến hành sửa đổi…

(3) Luật đạo đức công chức lần đầu tiên đƣợc thông qua và có hiệu lực ngày 30/06/1996, trải qua 15 lần sửa đổi bổ sung, bản mới nhất đƣợc sửa đổi, bổ

sung có hiệu lực từ ngày 01/09/2016.

Bộ luật giúp ngăn ngừa xung đột lợi ích công cộng và tƣ nhân bằng cách kiểm soát tài sản của công chức thông qua đăng ký tài sản và kiểm tra tài sản công chức hàng năm. Đối tƣợng điều chỉnh của bộ luật này bao gồm công chức chính trị trung ƣơng và địa phƣơng nhƣ: Tổng thống, Thủ tƣớng, thành viên Chính phủ, Quốc hội, công chức cấp 4 trở lên, công chức phục vụ ở nƣớc ngoài, công chức thuộc tòa án, Viện công tố, quân nhân cấp bậc đại tá trở lên, nhân viên cảnh sát cấp trƣởng, phó phòng; hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng các trƣờng đại học; trƣởng, phó giám đốc các công ty nhà nƣớc… và ngƣời thân của họ bao gồm: vợ hoặc chồng và con cái trực hệ bắt buộc phải đăng ký tài sản.

(4) Luật công khai thông tin công đƣợc thông qua lần đầu vào ngày 31/12/1996, qua 8 lần sửa đổi bổ sung, bản mới nhất có hiệu lực từ ngày 29/05/2016.

Mục đích của bộ luật này đảm bảo quyền lợi của ngƣời dân đƣợc biết và đảm bảo nhân dân tham gia vào công việc nhà nƣớc và tính minh bạch của các hoạt động của cơ quan công. Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật này bao gồm

các cơ quan công: Quốc hội, Tòa án, Tòa án Hiến pháp, Ủy ban bầu cử quốc gia, Uỷ ban; Cơ quan hành chính Trung ƣơng, địa phƣơng và các tổ chức có liên quan; Các tổ chức công cộng…

Luật quy định 8 loại thông tin không đƣợc công bố, còn lại tất cả các thông tin khác của cơ quan công cộng sẽ đƣợc tiết lộ cho công chúng. Các thông tin không đƣợc tiết lộ bao gồm: Các thông tin đƣợc phân loại bí mật theo các quyết định khác; các thông tin an ninh quốc gia, thống nhất đất nƣớc, ngoại giao…; Thông tin là có khả năng gây cản trở nghiêm trọng việc bảo vệ cuộc sống của ngƣời dân; thông tin liên quan đến quá trình điều tra, cáo trạng của công tố…; Thông tin liên quan đến kiểm toán, giám sát, thanh tra, kiểm tra, quy định, đấu thầu các hợp đồng, phát triển công nghệ, hoặc quản lý nhân sự, hoặc các thông tin đang đƣợc xem xét, quyết định; Thông tin cá nhân, chẳng hạn nhƣ tên, số đăng ký cƣ trú; Các thông tin liên quan đến bí mật quản lý và thƣơng mại của các công ty, tổ chức, cá nhân.

(5) Luật bảo vệ người khai báo lợi ích công cộng đƣợc thông qua lần đầu vào ngày 29/03/2011 đƣợc sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực từ ngày 25/01/2016.

Bộ luật ra đời để bảo vệ và hỗ trợ những ngƣời đã thông báo bất kỳ hành vi nào gây phƣơng hại đến lợi ích công cộng. Luật quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc trong bảo vệ ngƣời tố cáo nhƣ: sẽ đƣợc miễn trừ thông tin cá nhân: cơ quan nhà nƣớc có thể sử dụng biện pháp sửa đổi thông tin cá nhân trong quá trình điều tra và truy tố; không ai đƣợc phép thông báo thông tin cá nhân về ngƣời tố cáo cho ngƣời khác; Ủy ban chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi công dân có thể yêu cầu cảnh sát bảo vệ ngƣời tố cáo nếu cuộc sống của họ bị đe dọa; ngƣời tố cáo nếu có liên quan đến hành vi vi phạm thì sẽ đƣợc giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn trừ trách nhiệm; ngƣời tố cáo có thể yêu cầu các biện pháp bảo vệ tới Ủy ban….

(6) Luật đặc biệt về tịch thu tài sản liên quan đến vi phạm pháp luật của công chức đƣợc thông qua và có hiệu lực vào ngày 23/05/2011 và đƣợc sửa đổi, bổ

sung và có hiệu lực từ ngày 28/03/2017.

Bộ luật có phạm vi điều chỉnh là tất cả các cán bộ công chức nhà nƣớc, các tổ chức công cộng, công ty nhà nƣớc… Luật quy định Tài sản bất hợp pháp sẽ bị tịch thu và sẽ bị truy tố theo bộ luật Hình sự. Các hành vi nhận hối lộ sẽ bị tịch thu tài sản bất hợp pháp, cụ thể: nhận hối lộ hoặc hứa nhận hối lộ liên quan đến nhiệm vụ của mình; yêu cầu hoặc hứa nhận hối lộ để giúp đỡ bên thứ ba liên quan đến nhiệm vụ của mình. Trong trƣờng hợp tài sản đứng tên ngƣời thứ 3 thì Luật cũng quy định Công tố cũng có thể yêu cầu phong tỏa, bảo quản và tịch thu tài sản phạm pháp này.

2.1.2 Pháp luật về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam

Việt Nam có 45 văn bản liên quan đến phòng, chống tham nhũng đang có hiệu lực thi hành (phụ lục 1) và một số pháp luật khác liên quan. Trong hệ thống văn bản này, đáng chú ý nhất là Luật số 55/2005/QH11 về phòng, chống tham nhũng.

(1) Luật phòng, chống tham nhũng đƣợc Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 29/11/2005, đƣợc sửa đổi và bổ sung ngày 23/11/2012, có hiệu lực từ ngày 01/02/2013. Luật quy định: Tham nhũng là hành vi của ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi (Khoản 2, điều 1).

Ngƣời có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nƣớc; cán bộ lãnh đạo, quản lý là ngƣời đại diện phần vốn góp của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp; Ngƣời đƣợc

giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó (Khoản 3, Điều 1).

Luật quy định 12 hành vi tham nhũng, bao gồm: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hƣởng với ngƣời khác để trục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi; đƣa hối lộ, môi giới hối lộ đƣợc thực hiện bởi ngƣời có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phƣơng vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nƣớc vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi; không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về phòng, chống tham nhũng của việt nam và hàn quốc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)