7. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Chế độ công khai thông tin hành chính
Quy định Việt Nam: Các quy định về công khai thông tin hành chính đƣợc quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng 2005. Các loại thông tin hành chính phải công khai (Điều 11): Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nƣớc và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ.
Hình thức công khai: Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; Phát hành ấn phẩm; Thông báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; Đƣa lên trang thông tin điện tử; Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngoài những trƣờng hợp pháp luật có quy định về hình thức công khai, ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai.
Tổ chức hoặc cá nhân có quyền yêu cầu các cơ quan cung cấp thông tin. Trong thời hạn mƣời ngày, kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trƣờng hợp nội dung thông tin đã đƣợc công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đƣợc phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai; trƣờng hợp không cung cấp hoặc chƣa cung cấp đƣợc thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức yêu cầu biết và nêu rõ lý do.
Quy định Hàn Quốc: Kể từ tháng 1/1998, Hàn Quốc đã thi hành “Luật công khai thông tin công”. Theo luật này, để đảm bảo quyền đƣợc biết của ngƣời dân thì các cơ quan công của Hàn Quốc (bao gồm các cơ quan công nhƣ Chính quyền Trung ƣơng, địa phƣơng, đoàn thể địa phƣơng, các cơ quan thực hiện chức năng công) phải có nghĩa vụ công khai một cách tích cực những thông tin quản lý hoặc những thông tin có đƣợc. Tất cả ngƣời dân có thể biết đƣợc nội dung cụ thể của các tổ chức địa phƣơng hay quốc gia thông qua hệ thống công khai thông tin, cũng có thể tham gia tích cực vào quá trình trƣng cầu ý kiến, đƣa ra quyết định mang tính hành chính. Thông qua việc này, quốc gia hoặc cơ quan địa phƣơng bắt buộc phải cung cấp các dịch vụ hành chính mang tính hiệu quả. Đóng góp xây dựng cộng đồng hành chính và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực hành chính.
Những thông tin công khai bao gồm thông tin điện tử, hình ảnh, bản vẽ, văn bản mà cơ quan công soạn thảo hoặc thu thập đƣợc và quản lý chúng.
Tuy nhiên, (1) Trong những luật khác, những thông tin đƣợc qui định nhƣ là thông tin mật hoặc không đƣợc công khai thì có thể không công khai; (2) đối với thông tin liên quan đến quan hệ ngoại giao, thống nhất, quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia thì có trƣờng hợp đƣợc công khai, nhƣng thông tin đƣợc nhận định quan ngại rằng ảnh hƣởng nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia thì trong trƣờng hợp này sẽ có thể không công khai. (3) Có trƣờng hợp sẽ đƣợc công khai nhƣng những thông tin có thể gây ra những khó khăn
cho việc bảo vệ tài sản và thân thể, sinh mạng của ngƣời dân thì có thể không công khai; (4) Thông tin liên quan đến cuộc kiểm tra hoặc phân xử đang trong quá trình tiến hành thì có thể không công khai; (5) Trƣờng hợp những thông tin liên quan đến quản lý nhân sự, phát triển kỹ thuật, hợp đồng đấu thầu, qui chế, kỳ thi, kiểm sát, giám thị, kiểm toán hoặc quá trình trƣng cầu ý kiến hoặc thông tin trong quá trình kiểm tra nội bộ sẽ đƣợc công khai nhƣng nếu những
thông tin đƣợc xác định rằng gây khó khăn đối với sự phát triển, nghiên cứu, hay tiến hành nghiệp vụ chính thức thì có thể không công khai; (6) Những thông tin liên quan cá nhân có trƣờng hợp sẽ đƣợc công khai nhƣng thông tin đƣợc xác định rằng sẽ gây ảnh hƣởng đến tự do hay bí mật đời sống riêng tƣ thì có thể không công khai; (7) những thông tin liên quan đến bí mật doanh nghiệp, kinh doanh cá nhân hoặc đoàn thể, pháp nhân thì có trƣờng hợp sẽ đƣợc công khai nhƣng những thông tin đƣợc xác định rằng có thể gây ra tổn hại cho pháp nhân thì có thể không công khai; (8) Có những trƣờng hợp sẽ đƣợc công khai nhƣng những thông tin đƣợc xác định rằng sẽ gây ra bất lợi hay có lợi cho một đối tƣợng đặc biệt nào đó nhƣ là bất động sản, đầu cơ, lũng đoạn thị trƣờng thì có thể không công khai.
Ngƣời dân yêu cầu công khai thông tin thì cũng có thể yêu cầu công khai thông tin đối với các cơ quan công nơi mà họ đang thu thập và quản lý những thông tin (điều 10). Các cơ quan công phải quyết định việc có hay không công khai thông tin trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu công khai thông tin. Quyết định đối với việc có hay không công khai thông tin đƣợc thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định công khai thông tin giữa các cơ quan công, Hội đồng này đƣợc hình thành từ trên 5 ngƣời và dƣới 7, và một nửa trong số các thành viên phải viên là những nhà chuyên môn bên ngoài và họ có những kiến thức liên quan đến nghiệp vụ công khai thông tin hoặc liên quan đến nghiệp vụ của cơ quan quốc gia phù hợp.
Với những trƣờng hợp cơ quan công quyết địng rằng sẽ không công khai thông tin mà ngƣời yêu cầu đòi hỏi thì có thể đƣa khiếu nại lên Tòa án hoặc gửi đơn xin đến cơ quan phù hợp (điều 19, 20). Với những trƣờng hợp này, Tòa án sẽ đối chiếu những ảnh hƣởng và tính cần thiết của việc công khai thông tin sau đó sẽ quyết định xem liệu có nên công khai thông tin hay không.
Việt Nam và Hàn Quốc đều quy định quyền yêu cầu đƣợc biết thông tin của công dân theo đó ngƣời dân có quyền yêu cầu các cơ quan công cung cấp thông tin cân thiết theo quy định. Tuy nhiên, quy định của Việt Nam và Hàn Quốc có một số điểm khác nhau nhƣ sau: Hàn Quốc quy định các loại thông tin không đƣợc tiết lộ, Việt Nam quy định các loại thông tin đƣợc công khai; quyết định công khai thông tin ở Hàn Quốc do Hội đồng thẩm định trong đó có 2/3 thành viên là chuyên gia bên ngoài, ở Việt Nam quyền quyết định do thủ trƣởng cơ quan đƣợc yêu cầu; trong trƣờng hợp không đƣợc công khai thông tin thì ngƣời yêu cầu ở Hàn Quốc có thể gửi đơn khiếu nại cho Tòa án, tại Việt Nam ngƣời yêu cầu có thể khiếu nại lên cơ quan cấp cao hơn để yêu cầu giải quyết.
Công khai thông tin hành chính ở Hàn Quốc thực hiện hiệu quả, tất cả các thông tin ngƣời dân cần biết đều đƣợc công bố rộng rãi trên internet. Việc yêu cầu công khai thông tin đều liên tục tăng qua mỗi năm. Vào năm 2015, có 691.963 trƣờng hợp yêu cầu công khai thông tin, so với năm 2014 là 612.856 trƣờng hợp, tăng 12.9%, so với 26.338 trƣờng hợp vào năm 1998 (năm đầu tiên thực hiện Luật công khai thông tin) thì tăng gấp 25 lần.
Việt Nam công bố thông tin hành chính đã cải thiện đáng kể thời gian làm thủ tục hành chính, ngƣời dân có thể dễ dàng tra cứu, tìm hiểu thông tin về thủ tục hành chính, hoạt động của các cơ quan công. Tuy nhiên, do còn một số điểm bất cập nhƣ việc không quy định các loại thông tin nào không đƣợc công khai nên sẽ bị lạm dụng thông tin mật để từ chối cung cấp thông tin, quyền quyết định cung cấp thông tin là ở thủ trƣởng cơ quan do đó dễ bị lạm quyền, luật cũng chƣa quy định cụ thể trƣờng hợp khiếu nại khi không đƣợc cung cấp thông tin.