Kinh nghiệm của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về phòng, chống tham nhũng của việt nam và hàn quốc (Trang 79 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Kinh nghiệm của Việt Nam

Theo ông Nguyễn Văn Thanh – Phó tổng thanh tra Chính phủ Việt Nam: Việt Nam thi hành luật phòng, chống tham nhũng hơn 10 năm, nhƣng thành quả vẫn chƣa đƣợc nhƣ mong đợi (Báo điện tử Dân trí 2017).

Tổng kết 10 năm thực hiện luật phòng, chống tham nhũng, Phó thủ tƣớng Việt Nam Trƣơng Hòa Bình nhận định: phải xác định công khai, minh bạch phải thực sự là giải pháp đột phá trong phòng, chống tham nhũng, có cơ chế giám sát, kiểm soát thu nhập và tài sản. Đặc biệt, xây dựng cơ chế giám sát quyền lực; cần cụ thể hoá giám sát cơ quan trong Đảng, của Quốc hội, các cơ quan tố tụng, các cơ quan khác thực sự hiệu quả hơn. Phải đẩy mạnh cải cách hành chính, xoá bỏ cơ chế xin – cho và các điều kiện làm nảy sinh tham nhũng. Xây dựng thể chế, pháp luật để bảo đảm phòng chống cho tốt với phƣơng châm cán bộ không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng. Phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tham nhũng phải thật sự triệt để, không có vùng cấm (thanhtra.gov.vn, 2016).

Việt Nam cũng đã huy động sự tham gia của công chúng bằng cách thu thập ý kiến và tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này để làm cho công việc trở nên hiệu quả hơn. Từ năm 2009, Việt Nam tiến hành khảo sát xã hội học PAPI (Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) dƣới sự tài trợ của UNDP, tập trung tìm hiểu hiệu quả công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải nghiệm của ngƣời dân, với dữ liệu đƣợc thu thập thƣờng niên. Từ 2009 đến 2016, PAPI thu thập và phản ánh trải nghiệm của gần 89.000 ngƣời dân đƣợc chọn ngẫu nhiên từ 63 tỉnh, thành phố.

Việt Nam đang tích cực trong hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, theo đó, sẽ học tập đƣợc nhiều kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển. Việt Nam cũng đã tham gia vào các Công ƣớc Liên hiệp quốc về chống tham nhũng, Chƣơng trình hành động chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch APEC 2004, Cam kết Santiago về chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch 2004, Tuyên bố Bắc Kinh 2014 và Tuyên bố Manila 2015 (Báo điện tử Dân trí 2017).

Theo đó, sẽ xây dựng các khung pháp luật, thực thi pháp luật và quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng; xây dựng một nền văn hóa quản trị cởi mở, minh bạch và chống tham nhũng trên tất cả các lĩnh vực; thực hiện các biện pháp, quy trình và tiêu chuẩn thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; bảo vệ môi trƣờng khỏi tổn hại do tham nhũng; tăng cƣờng hợp tác và đối thoại công-tƣ; thúc đẩy hợp tác quốc tế để loại bỏ nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ có hành vi tham nhũng và tăng cƣờng hành động tập thể nhằm chống buôn lậu và xóa bỏ các mạng lƣới bất hợp pháp xuyên quốc gia trên toàn khu vực; tăng cƣờng sự tham gia của các tổ chức xã hội vào quá trình ra các quyết định, phân bổ ngân sách, theo dõi sự thực thi của các chính sách (Báo điện tử Dân trí 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về phòng, chống tham nhũng của việt nam và hàn quốc (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)