7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Chế định về công khai tài sản đối với công chức
Quy định Việt Nam: Nghị định 78/2013/NĐ-CP về Công khai minh bạch tài sản, hƣớng dẫn chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng quy định những ngƣời phải kê khai tài sản bao gồm: (1) Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, ngƣời ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, ngƣời đƣợc dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân; (2) Cán bộ, công chức từ Phó trƣởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên và ngƣời đƣợc hƣởng phụ cấp chức vụ tƣơng đƣơng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; (3) Sĩ quan chỉ huy từ cấp Phó tiểu đoàn trƣởng, ngƣời hƣởng phụ cấp chức vụ tƣơng đƣơng phó tiểu đoàn trƣởng trở lên trong Quân đội nhân dân; sĩ quan chỉ huy từ cấp Phó tiểu đoàn trƣởng, Phó trƣởng công an phƣờng, thị trấn, Phó đội trƣởng trở lên
trong Công an nhân dân; (4) Ngƣời giữ chức vụ tƣơng đƣơng Phó trƣởng phòng trở lên tại bệnh viện, viện nghiên cứu, cơ quan báo, tạp chí, ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nƣớc, ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); (5) Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng trƣờng mầm non, tiểu học, trƣờng trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, ngƣời giữ chức vụ tƣơng đƣơng Phó trƣởng phòng trở lên trong các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề của Nhà nƣớc; (6) Thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên, ngƣời giữ chức danh quản lý tƣơng đƣơng từ Phó trƣởng phòng trở lên trong doanh nghiệp nhà nƣớc, ngƣời là đại diện phần vốn của Nhà nƣớc, phần vốn của doanh nghiệp nhà nƣớc và giữ chức danh quản lý từ Phó trƣởng phòng trở lên trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc, của doanh nghiệp nhà nƣớc; (7) Bí thƣ, Phó bí thƣ Đảng ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn; Trƣởng công an, chỉ huy trƣởng quân sự, cán bộ địa chính, xây dựng, tài chính, tƣ pháp - hộ tịch xã, phƣờng, thị trấn; (8) Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm tra viên, thẩm phán, thƣ ký tòa án, kiểm
toán viên nhà nƣớc, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên nhà nƣớc;
(9) Ngƣời không giữ chức vụ quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nƣớc hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong các lĩnh vực quy định tại Danh mục ban hành kèm theo Nghị định này.
Tài sản, thu nhập phải kê khai: Các loại nhà, công trình xây dựng; Các quyền sử dụng đất; Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong
nƣớc, nƣớc ngoài mà giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên; Tài sản ở nƣớc ngoài; Ô tô, mô tô, xe máy, tầu, thuyền và những động sản khác mà Nhà nƣớc quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và đƣợc cấp giấy đăng ký) có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhƣợng khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; Các khoản nợ phải trả có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; Tổng thu nhập trong năm.
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi có yêu cầu kê khai tài sản thì cán bộ công chức phải hoàn thành bản kê khai. Nghị định quy định mức xử phạt đối với ngƣời kê khai chậm hoặc kê khai không trung thực là các hình thức xử lý hành chính: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lƣơng, nặng nhất là cách chức, bãi nhiệm.
Công khai thông tin kê khai tài sản: Điều 51 quy định: Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm quản lý và lƣu giữ bản kê khai tài sản của ngƣời có nghĩa vụ kê khai do mình quản lý; tổ chức việc xác minh theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản và công khai kết luận đó theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Quy định Hàn Quốc: quy định về công khai tài sản công chức đƣợc thể hiện trong “Luật đạo đức công chức”. Mục đích là để ngăn chặn sự gia tăng tài sản bất chính nhờ lạm dụng chức vụ, đồng thời phải giải thích quá trình hình thành tài sản và công khai, đăng ký tài sản đối với những ngƣời có chức vụ, dễ tham nhũng, ví dụ nhƣ các quan chức cấp cao.
Công chức trong các bộ và từ cấp 4, thẩm phán, kiểm sát, các bộ tại các cơ quan công, và cho dù không phải là các công chức thuộc các bộ nhƣng là nhân viên tại các cơ quan quyền lực vốn dễ vƣớng và tham nhũng (cảnh sát,
lính cứu hỏa, cục thuế, công tố viên, kiểm sát...) thì đều là đối tƣợng phải công khai tài sản.
Ngƣời có nghĩa vụ đăng ký tài sản trong vòng 2 tháng kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thực hiện, chính bản thân ngƣời đó cùng với chồng/vợ, bố mẹ, con cái ...tất cả phải khai báo tài sản và mỗi năm, phải khai báo khi thay đổi tài sản sở hữu. Nếu nhƣ ngƣời có nghĩa vụ đăng ký mà từ chối việc đăng ký tài sản mà không nêu ra đƣợc lý do chính đáng thì sẽ đối mặt với án tù dƣới 1 năm hoặc tiền phạt là dƣới 10.000.000 won (khoảng 10.000 USD).
Tài sản đăng ký bao gồm tất cả những thứ có giá trị nhƣ là bất động sản, tiền mặt, kim loại quý, chứng khoán, quyền sở hữu các loại...Giá trị của tài sản phải đƣợc ƣớc lƣợng theo giá trị thƣơng mại thực tế (tài sản không đƣợc mua bán thì tính theo cách này).
Sau thời gian đăng ký, trong vòng 1 tháng, thông qua công báo sẽ công khai nội dung tài sản đăng ký của các bộ thuộc cơ quan công, công viên chức trên 1 cấp và dƣới tổng thống, thông qua việc này thì tất cả ngƣời dân có thể kiểm tra đúng sai về nội dung tài sản của các quan chức cao cấp và tài sản bất chính có hay không.
Ngƣời có nghĩa vụ đăng ký phải kê khai một cách trung thực những hoạt động thu lợi, việc tạo ra lợi ích, giá cả và tài sản đăng ký, Ủy ban đạo đức công chức sẽ thẩm tra việc này, đối với trƣờng hợp cần thiết thẩm tra thì sẽ thông qua cơ quan tài chính trực tiếp điều tra nội dung tài sản của cán bộ công chức. Nếu nhƣ cán bộ công chức khai báo gian dối hoặc việc kê khai không đúng mang tính sai phạm nghiêm trọng thì sẽ bị Ủy ban đạo đức công chức kỷ luật hoặc cách chức. Ngoài ra, việc tƣ lợi do lạm dụng vị trí hoặc trong trƣờng hợp thu lợi từ những tài sản mình có mà không khai báo bị phát hiện thì cũng bị phạt tiền, kỷ luật, hay bị yêu cầu bãi nhiệm.
Những điểm giống nhau: Cả hai nƣớc đều quy định những ngƣời có khả năng dễ tham nhũng thì bắt buộc phải kê khai tài sản; các loại tài sản phải kê khai; giải thích quá trình biến động tài sản hàng năm.
Những điểm khác nhau: Về đối tượng kê khai: Việt Nam chỉ yêu cầu công chức kê khai tài sản, trong khi đó Hàn Quốc quy định cả công chức, vợ/chồng, những ngƣời có quan hệ trực hệ với ngƣời phải đăng ký tài sản (trừ con gái đã kết hôn). Về công khai tài sản công chức: ở Việt Nam hiện nay chƣa có quy định về công khai tài sản ra công chúng mà chỉ có quy định công khai trong cơ quan và việc kiểm tra tính trung thực của kê khai tài sản do cơ quan phụ trách công chức thực hiện. Hàn Quốc quy định sau khi hoàn thành kê khai tài sản của công chức thì Ủy ban đạo đức công chức sẽ kiểm tra tính trung thực của bản kê khai và các bản kê khai sẽ đƣợc công khai trƣớc công chúng để ngƣời dân có thể kiểm tra. Về các biện pháp xử lý: Việt Nam chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính nhƣ khiển trách, cảnh cáo…Hàn Quốc áp dụng các biện pháp phạt tiền hoặc án tù dƣới 1 năm nếu không kê khai, nếu kê khai gian dối có thể bị cách chức.
Chế độ công khai tài sản đối với công chức đang đóng vai trò nhƣ là phƣơng pháp vô cùng hiệu quả để ngăn chặn tệ tham nhũng của công chức Hàn Quốc do các bản kê khai đƣợc kiểm tra bởi cơ quan độc lập với cơ quan công chức làm việc là Ủy ban đạo đức công chức và các bản kê khai đƣợc ngƣời dân giám sát, kiểm tra.
Kê khai tài sản ở Việt Nam bị đánh giá là mang tính hình thức, trong 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng mới xử lý kỷ luật 17 trƣờng hợp kê khai không trung thực (Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam 2017). Việt Nam có các quy định rõ ràng về kê khai tài sản nhƣng các quy định về kiểm tra tính trung thực bản kê khai và công bố bản kê khai không phù hợp. Cơ quan quản lý cán bộ cũng là nơi kiểm tra và là nơi công khai bản kê khai, trong khi đó những ngƣời phải kê khai tài sản lại là những ngƣời có chức vụ.
Các hình thức xử lý công chức còn quá nhẹ và việc kê khai mới chỉ dừng lại ở công chức mà không bao gồm ngƣời thân của họ. Chính những bất cập này làm giảm hiệu quả của kê khai tài sản trong thực tế.