Các cơ quan phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về phòng, chống tham nhũng của việt nam và hàn quốc (Trang 65 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.6. Các cơ quan phòng, chống tham nhũng

Quy định Việt Nam:

(1) Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng

Ngày 01/02/2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng chịu trách nhiệm trƣớc Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nƣớc.

 Tham mƣu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ xem xét, quyết định chủ trƣơng, định hƣớng về cơ chế, chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng.

 Thảo luận, quyết định các nội dung công tác trọng tâm, chƣơng trình làm việc hằng năm và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.

 Chỉ đạo, đôn đốc, điều hoà phối hợp các cấp ủy, tổ chức đảng hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về phòng, chống tham nhũng.

 Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ƣơng thông qua hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của mình làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng; những sơ hở, bất hợp lý về cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và ngƣời có thẩm quyền đƣa ra biện pháp ngăn ngừa, khắc phục.

 Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ƣơng phối hợp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra trong phòng, chống tham nhũng. Chỉ đạo,

đôn đốc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dƣ luận xã hội đặc biệt quan tâm.

 Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ƣơng và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng và xử lý các thông tin về vụ, việc tham nhũng do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp.

 Chỉ đạo định hƣớng thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng. Chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin và những

hành vi lợi dụng việc tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ.

 Chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nƣớc, Đảng uỷ

Công an Trung ƣơng, Quân ủy Trung ƣơng và các cơ quan có liên quan báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; việc xử lý những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dƣ luận xã hội đặc biệt quan tâm.

 Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.

(2) Ban nội chính trung ương

Ngày 28/12/2012, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 158-QĐ/TW thành lập Ban Nội chính Trung ƣơng. Ban Nội chính Trung ƣơng là cơ quan tham mƣu của Ban Chấp hành Trung ƣơng mà trực tiếp và thƣờng xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ về chủ trƣơng và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng.

Nhiệm vụ:

 Nghiên cứu, đề xuất: Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hƣớng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng. Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất một số chủ trƣơng, chính sách về an ninh quốc gia và phòng, chống tham nhũng; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (Kiểm sát, Toà án, Tƣ pháp, Thanh tra, các cơ quan có chức năng tƣ pháp trong Công an, Quân đội); Hội Luật

gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng cho chủ trƣơng, định hƣớng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định.

 Hƣớng dẫn, kiểm tra: Chủ trì, phối hợp hƣớng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng. Phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ kiểm tra, giám sát việc thực hiện

đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng ở các cơ quan nội chính; Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam. Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hƣớng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án đƣợc Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng giao. Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ƣơng hƣớng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ƣơng. Chủ trì hƣớng dẫn nghiệp vụ công tác cho các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ƣơng.

 Thẩm định: Thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng trƣớc khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ.

 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ giao.

 Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thƣờng trực của Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng.

(3) Thanh tra Nhà nước: Đƣợc thành lập và hoạt động theo Luật thanh tra năm 2010. Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền biện

pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc; bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 2).

Chức năng của Thanh tra: giúp cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật (Điều 5). Về cơ cấu bao gồm: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra Tỉnh, Thanh tra Sở, Thanh tra Huyện và Thanh tra Chuyên ngành.

Thanh tra Chính phủ sẽ quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; Thanh tra Bộ giúp Bộ trƣởng quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; Thanh tra Tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; Thanh tra Huyện giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

(4) Kiểm toán nhà nước: Kiểm toán Nhà nƣớc hoạt động theo Luật kiểm toán năm 2015. Đối tƣợng kiểm toán của Kiểm toán nhà nƣớc là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan

đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị đƣợc kiểm toán. Nguyên tắc của kiểm toán: độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; trung thực,

khách quan, công khai, minh bạch. Kiểm toán nhà nƣớc có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Điều 10 quy định 19 nhiệm vụ của Kiểm toán, trong đó có nội dung: chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đƣợc phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.

Quyền hạn của Kiểm toán Nhà nƣớc đƣợc quy định tại điều 11 Luật kiểm toán 2015 gồm 15 quyền nhƣ: yêu cầu đơn vị đƣợc kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin và tài liệu để kiểm toán; yêu cầu đơn vị đƣợc kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nƣớc; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nƣớc phát hiện; kiến nghị cơ quan, ngƣời có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đƣợc làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán; trƣng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết…

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Kiểm toán Nhà nƣớc là đơn vị phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng tài chính công, trong đó có các hành vi tham nhũng và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý.

(5) Cơ quan tư pháp (Cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án): Cơ quan công an là nơi tiếp nhận hồ sơ từ Thanh tra và Kiểm toán để tiến hành

điều tra, nếu phát hiện hành vi tham nhũng sẽ chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát khởi tố vụ án để mở rộng điều tra; Tòa án các cấp sẽ xét xử dƣới sự giám sát của Việt kiểm sát.

Theo chƣơng V Luật phòng, chống tham nhũng 2005, quy định hoạt động phối hợp của các cơ quan trong công tác phòng, chống tham nhũng nhƣ sau: Ban chỉ đạo trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nƣớc; Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trƣờng hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý; xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng; Kiểm toán nhà nƣớc có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; trƣờng hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý; Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động điều tra tội phạm về tham nhũng; Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động truy tố các tội phạm về tham nhũng; kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án đối với các tội phạm về tham nhũng.

Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án: trao đổi thƣờng xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng; chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.

Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc với cơ quan điều tra: trong trƣờng hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan điều tra phải tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; trong trƣờng hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan điều tra thì cơ quan

thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc có quyền thông báo với Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan điều tra cấp trên.

Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc với Viện kiểm sát: trong trƣờng hợp chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát; trong trƣờng hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết bằng văn bản cho cơ quan đã chuyển hồ sơ.

Quy định của hàn Quốc:

(1) Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân: Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân là cơ quan hành chính trung ƣơng trực thuộc Thủ tƣớng chính phủ, bao quát mọi chính sách phòng, chống tham nhũng và xử lý những khó khăn, không hài lòng của ngƣời dân và đƣợc thành lập theo “Luật phòng ngừa tham nhũng và thành lập, quản lý Ủy ban chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi quốc dân (Luật phòng, chống tham nhũng)”.

Nghiệp vụ chủ yếu là: thi hành và thành lập chính sách phòng, chống tham nhũng và trợ giúp quyền lợi và bảo vệ quyền lợi của ngƣời dân; bày tỏ ý kiến hay khuyến cáo cơ quan liên quan; xử lý và kiểm tra những khó khăn của ngƣời dân; cải thiện chế độ hành chính bất hợp lý; đánh giá và kiểm tra thực tế liên quan đến cải thiện chế độ hành chính và kết quả xử lý những khó khăn của ngƣời dân; khuyến cáo, đề xuất cải thiện chế độ; giám sát công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan công; bảo vệ quyền lợi của ngƣời dân trong việc xét xử không công bằng và làm trái pháp luật của cơ quan hành chính thông qua tiếp nhận đơn khiếu nại và xem xét có hay không việc xử lý không công bằng, trái pháp luật của cơ quan hành chính.

Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân có quyền kiểm tra thực tế, quyền yêu cầu xem xét, kiểm tra các tài liệu của cơ quan hành chính liên quan (điều 42). Trƣờng hợp xác định rằng việc cải thiện chính sách hay chế độ là cần thiết hoặc nhận định rằng kết quả, phân xử đối với những khó khăn của ngƣời dân là sai, trái pháp luật thì Ủy ban có thể yêu cầu cải thiện đến các thủ trƣởng cơ quan hành chính liên quan (điều 46,47). Trong trƣờng hợp này, Thủ trƣởng cơ quan hành chính liên quan phải tôn trọng và phải thông báo đến Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân về kết quả giải quyết trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu của Ủy ban (điều 50).

Điều 15 quy định về độc lập công việc và đảm bảo vị trí: Ủy Ban sẽ thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền một cách độc lập. Thành viên Ủy ban sẽ không bị bãi nhiệm hoặc cách chức trừ trong trƣờng hợp sau đây: không phải là công dân của Hàn Quốc; Là một thành viên một đảng chính trị; là ngƣời đƣợc đăng ký nhƣ là một ứng cử viên để chạy đua trong một cuộc bầu cử đƣợc tổ chức theo quy định của Luật bầu cử; mắc các bệnh về tâm thần hoặc thể chất; nắm giữ vị trí ở hơn một văn phòng.

Phối hợp hoạt động với Viện thanh tra và kiểm soát (BAI): trong quá trình điều tra và xử lý các kiến nghị của ngƣời dân nếu xét thấy bất kỳ công chức, cơ quan hành chính có liên quan nào vi phạm pháp luật, Ủy ban có thể yêu cầu BAI và các Thanh tra viên địa phƣơng liên quan tiến hành một cuộc kiểm toán, thanh tra (Điều 51).

(2) Viện Thanh tra và kiểm soát (BAI): Viện thanh tra và kiểm soát là cơ quan Hiến pháp thuộc Tổng thống, thực hiện những nhiệm vụ là phát hiện tham nhũng, ngăn ngừa tham nhũng thông qua thanh tra và kiểm toán. Trong “Luật viện Thanh tra và kiểm soát”, BAI trực thuộc Tổng thống nhƣng có những nhiệm vụ độc lập và độc lập trong hình thành ngân sách và tổ chức.

Quyền hạn và nhiệm vụ của Viện thanh tra và kiểm soát đƣợc qui định trong “Luật viện thanh tra và kiểm soát” và “Hiến pháp”, và có quyền hạn đối với kết quả thanh tra, quyền kiểm sát nhiệm vụ, quyền kiểm toán, quyền thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về phòng, chống tham nhũng của việt nam và hàn quốc (Trang 65 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)