Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về phòng, chống tham nhũng của việt nam và hàn quốc (Trang 77 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Để ngăn ngừa tham nhũng từ các cấp quan chức, Hàn Quốc đã ban hành “Luật phòng, chống tham nhũng” và luật này có hiệu lực tại các cấp cơ quan. Khi thành lập chính phủ vào năm 1948, Hàn Quốc không chuẩn bị luật mang tính hệ thống để ngăn ngừa tham nhũng, đến năm 1997 với sự hợp tác quốc tế, chính phủ bắt đầu quan tâm đến vấn đề tham nhũng và ngay khi chuẩn bị “Hiệp ƣớc phòng, chống hối lộ OECD”, Hàn Quốc đã gia nhập vào hiệp ƣớc này và phản ánh bằng việc chọn lựa nội dung trong bản Hiệp ƣớc đó và ban hành “Luật hình sự”, “Luật dành cho công chức quốc gia”, “Luật đạo đức công chức”.

Tuy nhiên không giống với việc phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, Hàn Quốc bị nhìn nhận là một quốc gia tham nhũng trong cộng đồng quốc tế, chỉ số nhận thức đối ngoại liên tục giảm xuống, và cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, ngƣời dân bắt đầu nhận thức đƣợc rằng tham nhũng chính là nguyên lớn gây ra khủng hoảng kinh tế; do đó phải giải quyết

vấn đề tham nhũng một cách triệt để. Theo đó, năm 1999 Ủy ban đặc biệt về phòng, chống tham nhũng hay đƣợc gọi là cơ quan tƣ vấn về vấn đề tham nhũng của Tổng thống đƣợc thành lập và năm 2001 ban hành luật “Luật phòng, chống tham nhũng” và bắt đầu thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng. Không những thế, liên quan đến việc phòng, chống tham nhũng thì chính phủ cũng ban hành “Luật công khai thông tin công” nhằm thực thi quyền đƣợc biết của ngƣời dân, ban hành “Luật đạo đức công chức” nhằm ngăn ngừa hành vi làm giàu bất chính và nâng cao ý thức đạo đức cho công chức, đồng thời chính phủ cũng áp dụng chế độ tịch thu tài sản mà công chức nhận đƣợc từ hối lộ; thực hiện chế độ bảo vệ ngƣời khai báo lợi ích công cộng khi tố cáo những vụ tham nhũng nội bộ.

Ngoài ra, để vận hành một cách suôn sẻ chế độ phòng, chống tham nhũng, Hàn Quốc đã thiết lập một hệ thống chống tham nhũng tối ƣu và có mối liên kết và hợp tác giữa các tổ chức là rất cần thiết trong việc kiểm soát tham nhũng. Có ba cơ quan chống tham nhũng và bảo vệ Hàn Quốc. Một là BAI, cơ quan kiểm toán tối cao của nƣớc đƣợc Hiến pháp quy định, chịu trách nhiệm kiểm tra các tài khoản và kiểm tra các nhiệm vụ của khu vực công. Thứ hai là Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân, chịu trách nhiệm về các chính sách về giáo dục, khen thƣởng và cải tiến chính sách. Thứ ba là Công tố và cảnh sát, là cơ quan điều tra chống tham nhũng. Họ có trách nhiệm điều tra và trừng phạt những ngƣời tham gia tham nhũng. Thực tế, một số trƣờng hợp tham nhũng đƣợc phát hiện nhờ BAI và Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân, những cơ quan này chuyển hồ sơ cho Công tố tiến hành điều tra và truy tố.

Việc thực thi Luật chống hối lộ và yêu cầu bất chính năm 2016 đã mở rộng hơn 4 triệu ngƣời trực thuộc thẩm quyền của luật mới này. Luật cấm nhân viên, nhân viên văn phòng công cộng và các cơ quan nhà nƣớc, giáo

hơn một khoản tiền nhất định, không phải là một khoản lớn. Ăn trƣa hoặc ăn tối “trong nhà” sẽ đƣợc giới hạn ở mức tối đa khoảng gần 30USD và quà tặng là 50USD. Nếu giá trị của món quà vƣợt quá số tiền này, ngƣời nhận sẽ bị phạt, và nếu giá trị đó vƣợt quá 850USD thì sẽ phải chịu hình phạt hình sự.

Trƣớc khi có luật mới, hối lộ vẫn chỉ đƣợc xác định khi sau khi cơ quan chức năng xác nhận mối liên hệ giữa số tiền nhận đƣợc, quà tặng và các hoạt động của công chức. Theo luật mới, không còn cần thiết để chứng minh mục đích đằng sau nhận món quà và không có lý do nào đƣợc đƣa ra xem xét.

Các khoản phí cho các bài giảng cũng đƣợc quy định. Chi phí của giờ đầu tiên của một bài giảng của một bộ trƣởng, không thể vƣợt quá 425USD và giờ đầu tiên ột bài giảng của một công chức cấp 5 là 170USD. Tất cả các giờ tiếp theo sẽ đƣợc thanh toán với tỷ lệ một nửa số tiền ban đầu. Các bài giảng của các nhà báo và các giáo viên trƣờng tƣ tối đa 850USD/giờ, bất kể vị trí của giảng viên.

Từ cuối những năm 1990, luật chống tham nhũng của Hàn Quốc đã bắt đầu cố ngăn cấm hoặc hạn chế tất cả các tiếp xúc không chính thức của những cá nhân hoặc công ty với các quan chức, vì tất cả kỳ nghỉ với các công ty tƣơng đƣơng với việc hối lộ. Do đó, Luật Kim Young-ran ra đời là bƣớc ngoặc lớn có thể hạn chế tối đa những yêu cầu bất chính trong xã hội Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về phòng, chống tham nhũng của việt nam và hàn quốc (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)