7. Kết cấu luận văn
1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro và quản trị rủi ro hoạt động
1.2.1.1. Khái niệm về quản trị rủi ro
Theo Ủy ban giám sát ngân hàng Basel thì “Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mục đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính”.[1, tr.12]
Quản trị rủi ro là hệ thống cơ bản của một tổ chức tài chính, nó liên quan đến việc xác định, đo lường, giám sát, kiểm soát, quản lý rủi ro nhằm đảm bảo:
- Các cá nhân liên quan đến rủi ro và được giao trách nhiệm quản trị rủi ro phải hiểu rõ về rủi ro.
- Rủi ro của một ngân hàng nằm trong giới hạn xác định bởi Hội đồng quản trị.
- Rủi ro trong việc ra quyết định phải tương xứng với mục tiêu và chiến lược kinh doanh do Hội đồng quản trị đề ra.
- Quỹ dự phòng rủi ro bù đắp được các loại rủi ro dự kiến sẽ xảy ra. - Rủi ro trong việc quyết định phải rõ ràng minh bạch.
- Có đủ vốn để bù đắp rủi ro.
1.2.1.2. Khái niệm về quản trị rủi ro hoạt động
Quản trị rủi ro hoạt động là “Quá trình tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động tác động đến rủi ro hoạt động, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý rủi ro hoạt động để thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra kiểm soát rủi ro hoạt động nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra”. [1, tr.14]
Mục đích của QTRRHĐ là nhằm tìm hiểu mức độ rủi ro hoạt động của hệ thống, của tổ chức; tìm nguyên nhân dẫn đến rủi ro, phân phối nguồn lực hỗ trợ và xác định các khuynh hướng bên ngoài cũng như bên trong giúp dự báo được rủi ro để đưa ra các giải pháp phòng ngừa, hạn chế. Việc quản lý rủi ro hoạt động giúp cho ngân hàng ngăn ngừa sự gian lận, giảm thiểu sai sót trong quá trình giao dịch.