Môi trường và tiềm năng kinh doanh trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh huế (Trang 47)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1. Môi trường và tiềm năng kinh doanh trên địa bàn

Điều kiện tự nhiên: Thừa Thiên Huế nằm ở Bắc Trung Bộ, có 08 huyện

trực thuộc và 01 thành phố đô thị loại 1, nằm trên trục đường hành lang chiến lược Đông Tây, là cửa ngõ quan trọng ra Biển Đông của hành lang kinh tế

Đông-Tây nối Lào, Campuchia, Myanma, Đông Bắc Thái Lan và Miền trung

Việt Nam. Với diện tích hơn 5.000 km2, đầy đủ các loại địa hình đầm phá, rừng núi, gò đồi, bờ biển dài 128km, dân số 1,2 triệu dân, khí hậu khá khắc nghiệt với hai mùa mưa nắng trong năm. Nguồn lao động trẻ chiếm 55% với mặt bằng trình độ cao, có nguồn tài nguyên du lịch - dịch vụ phong phú (được Unessco công nhận là di sản văn hoá vật thể, phi vật thể của thế giới, là Thành phố FESTIVAL đặc trưng của Việt Nam); Thừa Thiên Huế có nguồn tài nguyên khoáng sản tập trung chủ yếu là titan, quặng sắt, vàng..

Điều kiện kinh tế - xã hội: Là địa bàn nhỏ và chậm phát triển so với bình quân chung cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP 5 năm vừa qua trung bình dưới 6%, tổng thu ngân sách địa phương năm 2015 đạt 5.140 tỷ, tăng tương ứng bình quân 8,4%/năm trong 5 năm vừa qua, tuy nhiên Thừa Thiên Huế là tỉnh luôn bội chi ngân sách từ 20-30% và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với ngành dịch vụ – sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng. Do vậy, nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng là rất lớn. Tác động của môi trường đến chính sách kinh doanh của MB: Với việc địa phương đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch, phát triển các dự

tập trung xây dựng các chương trình hành động cụ thể, biến các chương trình phát triển kinh tế địa phương thành những cơ hội kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh đó cần quan tâm nghiên cứu, đo lường những hạn chế về điều kiện tự nhiên, thiên tai gây rủi ro đến các lĩnh lực kinh doanh của khách hàng, qui mô thị trường nhỏ, mặt bằng thu nhập xã hội thấp, tâm lý dân cư ngại đầu tư, mức độ cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng gay gắt... là những thách thức lớn đối với Chi nhánh MB tại Huế.

Đối thủ cạnh tranh tại địa bàn: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 26 ngân hàng đang hoạt động, trong đó có 18 ngân hàng thương mại cổ phần với số lượng điểm giao dịch 112 điểm. Về quy mô huy động vốn: tổng huy động vốn đến 2015 là 29.246 tỷ, tăng 1,6 lần so với 2011, trong đó khối ngân hàng quốc doanh chiếm 59% thị phần,18 ngân hàng cổ phần chiếm 41%, tương ứng 12.022 tỷ. MB đạt 1.131 tỷ, tốc độ tăng trưởng 1,5 lần so với 2011, chiếm 9,4% thị phần 18 ngân hàng cổ phần và 4% tổng thị phần (giữ nguyên so với 2011), xếp thứ 4 sau Sacom, VP, Nam Việt nhưng xếp thứ nhất về nguồn TCKT. Về quy mô tín dụng: Tổng dư nợ đến 2015 là 22.356 tỷ, tăng 1,9 lần so với 2011, trong đó khối ngân hàng quốc doanh chiếm 66% thị phần,18 ngân hàng cổ phần chiếm 34%, tương ứng 7.947 tỷ. MB đạt 794 tỷ, tốc độ tăng trưởng 2,4 lần so với 2011 (bình quân thị trường tăng 1,9 lần), chiếm 11% thị phần trong 18 ngân hàng cổ phần (tăng thị phần 2% so với 2011) và giữ nguyên 4% tổng thị phần.

Đánh giá chung về thị trường tài chính ngân hàng: Áp lực cạnh tranh thị trường lớn, các ngân hàng quốc doanh lợi thế về chính sách giá, tự chủ phán quyết tín dụng và tập trung mạnh mảng bán lẻ, ngân hàng điện tử. Các ngân hàng mới tập trung cạnh tranh giá huy động và thu hút nguồn nhân lực tốt.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát trin ca Ngân hàng Thương mi c

phn Quân đội - Chi nhánh Huế

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) được thành lập theo quyết định số 00374/GP-UB ngày 30/12/1993 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và chính thức hoạt động vào ngày 4/11/1994 với tên giao dịch đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (tên viết tắt là Military Bank) với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Hiện nay Ngân hàng có trụ sở chính tại số 21 Cát Linh, Hà Nội.

Kế thừa bản lĩnh và đạo đức của người lính, mỗi nhân viên thuộc đại gia đình MB đang quyết tâm và đồng lòng hướng tới mục tiêu phát triển MB trở thành một trong ba ngân hàng TMCP đứng đầu tại Việt Nam, trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực, đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích, ưu việt, cung cấp các sản phẩm đa dạng, luôn cải tiến phù hợp theo xu thế thị trường và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Với nhu cầu phát triển mạng lưới và thương hiệu tại Khu vực Miền Trung, ngày 12/02/2007, MB Huế chính thức đi vào hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Với phương châm hoạt động "Quản trị rủi ro hàng đầu, khách hàng là trung tâm", MB Huế luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích của ngân hàng, không ngừng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng

đến mọi đối tượng khách hàng. Những năm qua, MB Huế luôn duy trì tốc độ

tăng trưởng tổng tài sản và lợi nhuận. Sau 9 năm hoạt động, MB Huế đã phát triển rất mạnh về quy mô thị phần và con người.

Tổng tài sản của MB Huế trong 3 năm có sự tăng trưởng từ 822 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 1.133 tỷ đồng năm 2015. Huy động vốn đạt 1.134 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế toàn Chi nhánh đạt 16 tỷ đồng, tăng hơn 2,25 lần so với năm 2013.

Về mạng lưới hoạt động, tính đến cuối năm 2015, MB Huế có 3 phòng giao dịch tại các khu vực trung tâm kinh tế của thành phố Huế. Xây dựng MB Huế thành một ngân hàng tiên phong, đứng trong top 3 NHTMCP về quy mô và hiệu quả tại thị trường địa phương trong những năm tới còn là một mục tiêu lớn của MB Huế.

Bộ máy tổ chức của MB Huế gồm các phòng ban như sau:

Sơđồ 2.1. Bộ máy tổ chức của MB Huế

2.1.3 Tng quan v hot động kinh doanh ca Ngân hàng Thương mi c

phn Quân đội- Chi nhánh Huế trong thi gian qua

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn của NHTM là giá trị tiền tệ mà NHTM huy động được trên thị trường thông qua các nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn khác. Hiệu quả hoạt động của bộ phận huy động vốn có ý nghĩa quyết định tới kết quả hoạt động chung của toàn Ngân hàng.

Hoạt động huy động vốn luôn được coi là một trong những hoạt động tạo tiền đề cho các hoạt động khác của ngân hàng. Làm sao để có được nguồn vốn ổn định với chi phí thấp luôn là vấn đề được MB Huế đặc biệt quan tâm. Trong những năm gần đây, mặc dù thị trường tài chính có nhiều biến động bất

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

Phó giám đốc PT

Vận hành Phó giám kinh doanh đốc PT

Các phòng giao dịch trực thuộc Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Hỗ trợ Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Khách hàng cá nhân

ổn cộng thêm sự cạnh tranh gay gắt giữa khối các ngân hàng TMCP, với những chính sách điều hành hợp lý, linh hoạt, nguồn vốn huy động của MB Huế luôn ổn định và tăng trưởng phù hợp. Cuối năm 2015, tổng vốn huy động của MB Huế đạt 1.134 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2013, trong đó vốn huy động từ dân cư đạt 896 tỷ đồng, chiếm trên 79% tổng vốn huy động.

Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn của MB từ 2013 -2015

Bên cạnh đó công tác huy động vốn trở nên ngày càng hiệu quả hơn với các chiến lược về đa dạng hoá các phương thức huy động cũng như các kênh huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế.

Trong các nguồn huy động thì nguồn huy động dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây cũng là nguồn có tốc độ tăng trưởng bền vững qua các năm, góp phần đảm bảo lượng vốn cung ứng cho mọi hoạt động của Ngân hàng. Điều này không chỉ chứng tỏ chính sách lãi suất của MB là tương đối hấp dẫn đối với khách hàng mà còn là bằng chứng rõ nét về uy tín Ngân hàng ngày càng lớn mạnh cũng như chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao của đội ngũ cán bộ, nhân viên MB Huế.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn từ khách hàng của MB năm 2013 – 2015 (Đơn vị: Tỷđồng) STT CHỈ TIÊU N2013 ĂM N2014 ĂM TĂNG TRƯỞNG 2014/2013 (%) NĂM 2015 TĂNG TRƯỞNG 2014/2015 (%) I Phân loại theo đối tượng khách hàng 822 1,172 143 1,134 97 1 Tiền gửi TCKT 152 336 221 238 71 2 Tiền gửi cá nhân 670 836 125 896 107 II Phân loại theo hình thức tiền gửi 822 1,172 143 1,134 97 1 Tiền gửi KKH 68 195 287 189 97 2 Tiền gửi có kỳ hạn 754 977 130 945 97

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB) 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về nguồn vốn, hoạt động cho vay của MB Huế đã và đang ngày càng mở rộng và tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2013 - 2015 đạt từ 10% - 20% và có xu hướng tăng trong tương lai. Đây là mức tăng trưởng cao so với bình quân ngành Ngân hàng, và đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong 3 năm gần đây là kết quả của sự phát triển không chỉ ở nguồn vốn huy động và chính sách tín dụng của MB Huế mà còn ở sự đa dạng hoá các sản phẩm cho vay, mở rộng mạng lưới khách hàng cũng như trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng của MB Huế được nâng cao đáng kể.

Bảng 2.2. Tình hình cho vay của MB năm 2013 - 2015 (Đơn vị: tỷ đồng) STT CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 TĂNG TRƯỞNG 2014/2013 (%) NĂM 2015 TĂNG TRƯỞNG 2014/2015 (%) I Tổng dư nợ cho vay 471 701 149 794 113 1 Dư nợ vay KH TCKT 355 489 138 535 109 2 Dư nợ vay KH cá nhân 116 212 183 259 122 II Số lượng khách hàng 24,545 28,799 117 32,592 113 1 Khách hàng TCKT 421 926 220 1059 114 2 Khách hàng KHCN 24,124 27,873 116 31,533 113

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB)

Với đặc điểm là ngân hàng có tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp,các dự án lớn, đặc biệt là thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp chiếm trên 60% dư nợ tín dụng, tuy nhiên cùng với phát triển tín dụng, MB luôn song song quản lý chất lượng tín dụng một cách chặt chẽ, theo sát mục tiêu Hội đồng quản trị đặt ra về kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Bảng 2.3. Chất lượng tín dụng của MB từ năm 2013 - 2015 (Đơn vị: tỷđồng) NHÓM NỢ CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng dư nợ cho vay khách hàng 470.9 100 701.1 100 794.3 100 1 Nợđủ tiêu chuẩn 429 91.1 692.0 98.7 765.9 96.4 2 Nợ cần chú ý 27.9 5.9 8.9 1.3 23.9 3.0 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 14 3.0 - 0.0 4.1 0.5 4 Nợ nghi ngờ 0 0.0 - 0.0 0.4 0.1 5 Nợ có khả năng mất

vốn 0 0.0 0.2 0.0 0.0 0.0

Tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ đến thời điểm 31/12/2015 là 3.5%. Chất lượng tín dụng của MB được đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu ở mức tốt nhất. MB thực hiện tuân thủ các qui định của NHNN về trích lập dự phòng, chuyển nhóm nợ.

2.1.3.3. Các hoạt động khác

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như nhận tiền gửi và cho vay, MB đã không ngừng nỗ lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, MB cũng triển khai áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất nhằm hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng, tiến tới trở thành một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam trong việc triển khai các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao.

V hot động thanh toán và kinh doanh th

Trong thời gian qua, nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán tại MB ngày càng cao đặc biệt ở hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Phương thức thanh toán hiện đại này không chỉ tạo điều kiện cho Ngân hàng tập trung nguồn vốn vào hệ thống tài chính mà còn tiết kiệm được chi phí in ấn, vận chuyển, kiểm đếm cũng như những thất thoát có thể có.

Bên cạnh việc hoàn thiện dịch vụ thanh toán truyền thống, MB đã cung ứng ngày càng nhiều các sản phẩm, dịch vụ mới mang tiện ích cho Khách hàng. Ngoài các nghiệp vụ thanh toán điện tử, internet banking, thanh toán liên ngân hàng, Mobile banking … Ngân hàng còn làm đại lý thanh toán thẻ và dịch vụ chuyển tiền, thẻ liên kết. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho các khách hàng đến MB giao dịch.

V hot động thanh toán xut nhp khu, kinh doanh ngoi t

Trong những năm qua, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của MB luôn tăng trưởng mạnh mẽ cả về giá trị cũng như chất lượng dịch vụ. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu hàng năm tăng trung bình 22%. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều L/C với giá trị lớn được mở tại MB hơn trong những năm gần đây, đối tượng khách hàng có nhu cầu mở L/C hay sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế khác ngày càng được mở rộng và đa dạng hơn. Các giao dịch thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, chính xác, thuận tiện và đúng với những qui định pháp luật cũng như thông lệ quốc

tế đã góp phần nâng cao uy tín của MB không chỉ trong nước mà còn trên

trường quốc tế.

Trước những thành tựu đó, hoạt động này của MB được đánh giá rất cao bởi nhiều tổ chức tài chính trong và ngoài nước. MB đã mở rộng quan hệ đại lý với hơn 700 ngân hàng nước ngoài tại hơn 50 nền kinh tế khác nhau và dần trở thành đối tác tin cậy đối với các đối tác này trong các giao dịch thanh toán quốc tế tại Việt Nam. Đặc biệt, kể từ năm 2008 trở lại đây, MB

đã trở thành đối tác chiến lược trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu

tại thị trường Việt Nam của các tập đoàn ngân hàng - tài chính hàng đầu thế giới như Ngân hàng Standard Chartered, Tập đoàn Citigroup, Ngân hàng HSBC, ... Điều này không những thể hiện uy tín ngày càng lớn mạnh của Ngân hàng mà còn khẳng định tiềm năng phát triển của hoạt động này tại MB trong tương lai.

Nền tảng thanh toán quốc tế vững mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MB phát triển trong những năm gần đây. Từ sau năm 2005 khi MB đưa khối Treasury vào hoạt động, việc quản lý vốn và kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng đã được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp và đem lại doanh thu đáng kể cho Ngân hàng.

Đạt được kết quả đáng khích lệ như trên là nhờ có sự cố gắng của toàn hệ thống, đặc biệt là của cấp lãnh đạo trong việc hoạch định chiến lược phát triển toàn diện, đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, đưa ra các mức phí bảo lãnh hợp lý đồng thời cũng giữ gìn, nuôi dưỡng mối quan hệ ngày càng bền chặt với khách hàng cũ cũng như khai thác triệt để những nhu cầu bảo lãnh của khách hàng tiềm năng.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn 2013 - 2015, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường biến động mạnh, tuy nhiên Ban lãnh đạo MB Huế đã chủ động có những quyết sách kịp thời, cùng chung sức với Khách hàng để vượt qua khó khăn. Với sự đoàn kết và quyết tâm của toàn hệ thống, MB Huế tự hào vì đã đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh huế (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)