7. Kết cấu luận văn
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân
Thương mại cổ phần Quân đội Quân đội
2.2.2.1. Các văn bản pháp lý của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến quản trị rủi ro hoạt động
Quản trị rủi ro hoạt động cho đến nay vẫn là công việc khá khó khăn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một văn bản pháp lý chính thức nào từ phía Ngân hàng Nhà nước quy định về quản trị rủi ro hoạt động cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do tính cấp thiết của công tác này, từ năm 2005, đã có một số văn bản quy định liên quan đến quản trị rủi ro hoạt động, cụ thể:
- Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành “Quy chế về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Quy định này khống chế các tỷ lệ an toàn về vốn, sử dụng vốn để các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và hạn chế rủi ro. Quyết định này đã được thay thế, sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010, Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010, Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011, Thông tư số 33/2011/TT-NHNN ngày /10/2011, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành “Quy định về phân loại nơ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng”. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Hai quyết định này đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hợp nhất bằng Văn bản số 22/VBHN- NHNN ngày 04/6/2014.
- Luật Phòng chống rửa tiền ngày 18/6/2012.
- Nghị quyết số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc NHNN về việc “Quy định các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử”.
- Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam về việc “ Ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ Tổ chức tín dụng”.
- Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc “Ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của Tổ chức tín dụng”.
- Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành “Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dung, chi nhánh ngân hàng nước ngoài’’. Thông tư này thay thế cho Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN.
2.2.2.2. Cơ chế chính sách về quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
Trong những năm qua, MB đã phát triển nhanh và mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng. Để nâng cao chất lượng phục vụ, MB đã rất chú trọng đến thị trường và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, MB đã thực hiện đa dạng hóa các loại hình sản phẩm hướng đến sự hài lòng cho khách hàng khi đến giao dịch. Cùng với đó thì công tác quản trị rủi
ro cũng từng bước hoàn thiện được hệ thống hóa thông qua hệ thống các quy định, quy trình, văn bản hướng dẫn trong từng nghiệp vụ cụ thể:
- Chiến lược quản trị rủi ro hoạt động của MB ban hành kèm theo Quyết
định số 809/QĐ-MB-HĐQT ngày 14/12/2012 của Hội đồng Quản trị Ngân
hàng TMCP Quân đội.
- Khẩu vị rủi ro hoạt động ban hành kèm Quyết định số 808/QĐ-MB- HĐQT ngày 14/12/2012 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Quân đội.
- Quyết định số 810/QĐ-MB-HĐQT ngày 14/12/2012 về việc ban hành
Chính sách Quản trị rủi ro hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội.
- Quyết định số 1212/QĐ-MB-HĐQT ngày 13/05/2013 về việc ban hành Qui định thu thập thông và quản lý dữ liệu tổn thất rủi ro hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội.
- Quyết định số 3627QĐ-MB-HĐQT ngày 16/12/2013 về việc ban hành Qui định tự đánh giá rủi ro hoạt động và các biện pháp kiểm soát.
- Quyết định số 1627QĐ-MB-HĐQT ngày 16/06/2014 về việc ban hành Qui định xây dựng và quản lý các chỉ số rủi ro hoạt động chính.