7. Kết cấu luận văn
3.1.2 Định hướng công tác quản trị rủi ro hoạt động
Với nền tảng “quản trị rủi ro hàng đầu”, cả hệ thống Ngân hàng Quân đội đang hướng đến xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro đủ mạnh cả về chất lẫn về lượng để phòng chống mọi rủi ro, nhất là trong công tác QTRRHĐ với mục tiêu hệ thống ít bị ảnh hưởng nhất bởi những tác động không lường trước được và có khả năng đưa ra những hành động kịp thời, hạn chế thấp nhất những tổn thất cho ngân hàng.
* Mục tiêu của công tác QTRRHĐ của MB:
- Trở thành ngân hàng dẫn đầu về QTRRHĐ tại Việt Nam, theo đuổi chiến lược quản trị rủi ro khoa học, có hệ thống và toàn diện.
- Đảm bảo rủi ro hoạt động tại MB được nhận diện, đánh giá, quản lý và phân bổ vốn một cách khoa học, thống nhất, hiệu quả trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, tập trung giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro hoạt động nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho MB.
- Xây dựng bản đồ rủi ro của MB hàng năm nhằm chỉ ra các khu vực rủi ro trọng yếu cần ưu tiên xử lý.
- Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro theo nguyên tắc chia sẻ thông tin, trung thực, tin cậy và cởi mở.
* Các định hướng chung của hệ thống:
- Xây dựng khẩu vị rủi ro phù hợp trong từng giai đoạn, từng loại hình rủi ro và văn hóa quản trị rủi ro ở tất cả các cấp, phòng ban, chi nhánh.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức, nâng cao vai trò, vị trí của Phòng Quản trị rủi ro hoạt động, các chốt kiểm soát tại các cấp phòng ban, chi nhánh.
- Xây dựng và hoàn thiện khung quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện các công cụ đánh giá, đo lường hướng đến tự động hóa, tin học hóa. - Xây dựng và hoàn thiện tư viện các dấu hiệu rủi ro để phục vụ tốt cho công tác phân tích, cảnh báo, phát hiện, có biện pháp phòng chống nhằm giairm thiểu tổn thất với chi phí thấp nhất.
* Các định hướng về công tác QTRRHĐ của MB Huế
- Tuân thủ các chiến lược, chính sách chung của hệ thống về công tác quản trị rủi ro nói chung và công tác QTRRHĐ nói riêng.
- Tuân thủ việc thu thập các dữ liệu, sự kiện tổn thất tại chi nhánh để từ đó xây dựng nên thư viện dữ liệu rủi ro, cũng như xây dựng ma trận rủi ro riêng cho MB Huế.
- Áp dụng đúng nguyên tắc “hai tay bốn mắt ” trong tất cả các giao dịch, nghiệp vụ để phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
- Áp dụng triệt để việc xây dựng văn hóa quản trị rủi ro theo nguyên tắc chia sẻ thông tin, trung thực, tin cậy và cởi mở.
- Tăng cường công tác đào tạo nội bộ, tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên chi nhánh.
Tuy nhiên, rủi ro đối với hoạt động tại chi nhánh không thể giảm thiểu một cách tuyệt đối. Vì vậy quá trình phát hiện rủi ro trong hoạt động là một phương pháp giúp Ngân hàng đối mặt với các rủi ro và tìm biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của nó tới hoạt động của ngân hàng. Do đó trong giai đoạn tới MB sẽ sẽ chú trọng triển khai các biện pháp cần thiết nhằm tạo lập được một hệ thống thông tin đa chiều, hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa hệ thống thông tin, cập nhật liên tục để phục vụ cho công tác nhận diện rủi ro một cách kịp thời
Bên cạnh đó chi nhánh còn định hướng nâng cao chất lượng nhân sự về năng lực, trình độ, đạo đức tác phong của cán bộ thực hiện công tác đánh giá rủi ro nói riêng và toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng nói chung. Thông qua các chính sách như đào tạo nội bộ, khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên học tập ngoài giờ bằng những chính sách thiết thực như hỗ trợ học phí, cắt giảm bớt khối lượng công việc. Khuyến khích tổ chức các buổi tọa đàm chia sẻ những kinh nghiệm đánh giá rủi ro trong thẩm định một cách thiết thực nhằm trau dồi nhận thức và khả năng đánh giá rủi ro cho các cán bộ mới.
Ngoài ra việc xây dựng và đưa vào đời sống “văn hóa quản trị rủi ro minh bạch” là một định hướng quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về công tác quản trị rủi ro của cán bộ nhân viên