7. Kết cấu luận văn
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- NHNN Việt Nam cần nghiên cứu lộ trình áp dụng Basel II cho ngành ngân hàng.
- NHNN Việt Nam cần tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro hoạt động đến các ngân hàng trong nước và sớm ban hành các qui định cụ thể hướng dẫn triển khai hoạt động này trên tất cả các mặt. Từ đó đề ra mức độ chấp nhận rủi ro đối với ngành ngân hàng Việt Nam.
- Đưa tiêu chí đánh giá hiệu quả rủi ro hoạt động vào một trong các tiêu chí đánh giá hoạt động, năng lực của các ngân hàng thương mại.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng, đạt về chất lượng. - Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm về quản trị rủi ro hoạt động của các ngân hàng lớn trên thế giới.
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
Thứ nhất, vận hành hệ thống quản lý chất lượng trong các quy trình nghiệp vụ và xây dựng hệ thống các chốt kiểm soát quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng trong quản lý rủi ro, MB đã từng bước xây dựng các quy trình chuẩn hóa trong từng nghiệp vụ. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn rất nhiều vướng mắc, đã và đang cải tiến liên tục để vận hành ngày càng hiệu quả. Trong quá trình vận hành, rất khó để có thể quản lý được chất lượng của các giao dịch trong quy trình (quá trình tác nghiệp có thực hiện đúng quy
trình không, thời gian thực hiện các giao dịch, những lỗi xảy ra trong các giao dịch, kết quả của giao dịch như thế nào…). Chính vì vậy mà việc tổ chức hệ thống quản lý chất lượng là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Thêm vào đó, cần xây dựng hệ thống cảnh báo các chốt kiểm soát quan trọng trong mỗi quy trình nhằm hạn chế tối đa các sự cố rủi ro xảy ra.
Thứ hai, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động theo thông lệ quốc tế. Ủy ban quản lý rủi ro của MB được thành lập từ năm 2012, tuy nhiên chỉ trong giai đoạn xác định chiến lược, xác định mục tiêu, xây dựng hệ thống văn bản pháp lý, hệ thống nhận diện, đo lường, đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, để tiệm cận với thông lệ quốc tế trên cơ sở áp dụng Basel II, cần phải triển khai các nội dung cụ thể như sau:
- Nghiên cứu xây dựng và công bố mức rủi ro có thể chấp nhận của hệ thống, trên cơ sở đó xây dựng mức rủi ro có thể chấp nhận được cho từng dấu hiệu rủi ro chủ yếu cho từng nghiệp vụ cụ thể.
- Xây dựng thư viện các dấu hiệu rủi ro thường gặp của hệ thống.
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro chính, định lượng hóa rủi ro hoạt động theo phương pháp đo lường tiên tiến AMA mà Ủy ban Basel đã khuyến cáo.
- Xây dựng hệ thống các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro hoạt động. - Chuẩn hóa hệ thống kiểm soát rủi ro hoạt động.
Thứ ba, thực hiện nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi phải sử dụng một hệ thống công nghệ thông tin có chất lượng cao, đó cũng là tiền đề vô cùng quan trọng mang lại thành công cho các ngân hàng, là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác quản trị ngân hàng trong đó có công tác quản trị rủi ro. Chính bởi lý do đó mà MB cần phải:
- Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ có tác dụng làm cho quá trình thực hiện nghiệp vụ được dễ dàng, thông suốt, nhanh chóng với độ bảo mật cao, hạn chế tối đa các hành vi xâm nhập trái phép từ bên ngoài đối với các cơ sở dữ liệu của hệ thống cũng như các sự cố làm gián đoạn giao dịch.
- Việc đầu tư công nghệ hiện đại sẽ giúp cho ngân hàng có thể thu thập thông tin liên quan đến rủi ro trong nội bộ ngân hàng một cách chính xác, khách quan phục vụ cho việc nhận diện và đo lường rủi ro.
- Đầu tư xây dựng hoặc mua sắm các mô hình dự báo rủi ro và ước lượng tổn thất dựa trên các phần mềm công nghệ thông tin tiên tiến để góp phần nâng cao công tác quản trị rủi ro.
Thứ tư, sử dụng các dịch vụ về bảo hiểm rủi ro hoạt động. Biện pháp chuyển rủi ro là biện pháp điển hình gắn với vai trò của bảo hiểm trong việc hỗ trợ quản lý rủi ro. Bảo hiểm là một công cụ hiệu quả cho hoạt động giảm nhẹ rủi ro bằng cách giảm tác động từ các tổn thất liên quan đến rủi ro hoạt động. Bảo hiểm có thể sử dụng được đối với các loại rủi ro có nguy cơ tiềm tàng có tần suất thấp nhưng mức độ ảnh hưởng mang tính nghiêm trọng và có giá trị tổn thất lớn như các lỗi, sai sót và gian lận. Lợi ích trực tiếp từ việc tham gia bảo hiểm rủi ro hoạt động đó là làm giảm những giá trị tổn thất có nguyên nhân từ rủi ro hoạt động. Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm rủi ro hoạt động còn một số lợi ích khác như:
- Có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát tổn thất và các dịch vụ quản lý rủi ro cung cấp từ các nhà bảo biểm.
- Có thể sử dụng các biện pháp theo dõi và điều tra từ các công ty bảo hiểm trong quá trình quản lý rủi ro.
- Chi phí và hành vi bảo hiểm sẵn có sẽ khuyến khích giảm thiểu tối đa những thiệt hại từ rủi ro hoạt động.
- Nhận thức trong quá trình quản lý rủi ro chi phối, cân nhắc việc quyết định nên chuyển, tránh hay chấp nhận rủi ro.
- Tăng vị thế của tổ chức tài chính từ việc sử dụng công cụ bảo hiểm trong công tác quản lý rủi ro.
Có thể nói, bảo hiểm là công cụ hiệu quả trong việc quản lý rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà các dấu hiệu rủi ro ngày càng xuất hiện nhiều hơn, tần suất cao hơn, và mức độ ảnh hưởng cũng lớn hơn. Trên cơ sở phân tích dữ liệu tổn thất hoặc sự cố rủi ro hoạt động để quyết định phương án bảo hiểm rủi ro hoạt động phù hợp với quy mô rủi ro có thể xảy ra. Trong khuôn khổ mô hình AMA, vai trò của bảo hiểm trong hoạt động giảm nhẹ rủi ro cũng được công nhận và đề xuất tính toán ở mức 20% tổng số vốn cho hoạt động quản lý rủi ro. Chính vì vậy, để có thể sử dụng một cách tốt nhất công cụ bảo hiểm trong phòng tránh rủi ro, ngày từ bây giờ MB phải có kế hoạch tính toán phân bổ một mức vốn cần thiết cho rủi ro hoạt động.
Thứ năm, xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động kinh doanh, bảo vệ tài sản, thông tin… đảm bảo tính chính xác của các số liệu, mọi thành viên phải tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của hệ thống cũng như các quy định của pháp luật; đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống; sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đề ra… Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh từ trung ương đến cơ sở là hết sức cần thiết, đặc biệt là ở các chi nhánh.
- Để giảm thiểu các thao tác thủ công trong quá trình kiểm tra và lập báo cáo, MB cần phải xây dựng phần mềm kiểm toán để có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động của đội ngũ kiểm toán. Xây dựng các chương trình kiểm tra, giám sát từ xa để hỗ trợ cho các cán bộ kiểm toán nội bộ nhằm thực hiện công việc nhanh chóng, khoa học và chính xác.
- Thực hiện tiêu chuẩn hóa đối với cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ với các tiêu chí cụ thể, quy định số lượng biên chế cho bộ phận này dựa vào các tiêu chí như số lượng nhân sự, số chi nhánh và phòng giao dịch, số lượng giao dịch phát sinh làm cơ sở cho các chi nhánh thực hiện.
Thứ năm là kiện toàn hoạt động của Phòng Quản trị rủi ro hoạt động, trực thuộc khối Quản trị rủi ro trong việc đầu mối triển khai các chiến lược, chính sách, công cụ trong việc quản trị rủi ro hoạt động.
Thứ sáu là Phòng Quản trị rủi ro hoạt động hướng dẫn, tổ chức cho chi nhánh chủ động trong việc xây dựng bản đồ rủi ro của chi nhánh mình. Hiện nay, việc xây dựng bản đồ rủi ro được ưu tiên thiết lập/xây dựng cho từng qui trình nghiệp vụ, các mảng nghiệp vụ và cho toàn ngân hàng, chưa xây dựng bản đồ rủi ro cho từng chi nhánh.
Thứ bảy là về cơ chế chính sách:
MB cần hoàn thiện các qui định hướng dẫn thực hiện trong nội bộ hệ thống để cho việc triển khai các văn bản do Chính phủ, NHNN ban hành một cách nhanh chóng, chính xác.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống tra cứu văn bản, cập nhật văn bản mới, loại bỏ các văn bản hết hiệu lực để áp dụng kịp thời các văn bản mới, không áp dụng các văn bản hết hiệu lực.
Khi xây dựng ban hành các qui trình nghiệp vụ, sản phẩm mới cần được định hướng theo các văn bản pháp luật mới nhất, tuân thủ nghiêm túc các qui định của pháp luật, Chính Phủ, NHNN, các Bộ ngành liên quan để hạn chế rủi ro về mặt pháp lý. Định kỳ, rà soát tổng hợp ý kiến của các đơn vị liên quan, cập nhật các qui định mới của pháp luật để điều chỉnh cho phù hợp.
KẾT LUẬN
Hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy đã có bề dày hoạt động trên 60 năm nhưng so với hệ thống ngân hàng trên thế giới thì vẫn còn trẻ, mới nhất là quá trình vận hành, khung pháp lý, khoa học công nghệ, ... vẫn trong giai đoạn hòan thiện, phát triển. Quản trị rủi ro hoạt động là một vấn đề quan trọng của các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, quản trị rủi ro hoạt động vẫn là một khái niệm còn rất mới, chưa
được quan tâm chú trọng nghiên cứu, xem xét để đưa ra các giải pháp toàn
diện nhằm phòng ngừa, khắc phục, giảm thiểu như các loại rủi ro khác.
Trên cơ sở những nội dung cơ bản của quản trị rủi ro hoạt động, tôi đã nghiên cứu thực trạng rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội- Chi nhánh Huế, đánh giá những thực trạng hiện tại từ đó nắm được cơ sở lý luận cho công tác QTRRHĐ, từ lý luận đến thực tiễn hoạt động để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác QTRRHĐ tại MB Huế, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất đối với Hội sở chính và Ngân hàng Nhà nước để góp phần nhỏ nhằm hoàn thiện công tác QTRRHĐ của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội nói chung và MB Huế nói riêng nhằm giảm thiểu rủi ro, phát triển bền vững và hội nhập với các chuẩn mực quốc tế.
Quản trị rủi ro hoạt động là một đề tài rộng và phức tạp, cần được hoàn thiện thường xuyên cả về lý luận và thực tiễn. Do kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, hơn nữa thông tin và dữ liệu thu thập được cũng chưa toàn diện nên đề tài chưa được hoàn thiện. Tuy nhiên với cách tiếp cận này, tôi hy vọng có thể đóng góp một phần vào nâng cao vai trò, nhận thức đúng về tậm quan trọng của công tác quản trị rủi ro hoạt động. Tôi mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, các nhà nghiên cứu, các bạn bè đang quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn và được áp dụng vào thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kiểm soát nội bộ của MB năm 2011 - 2015. 2. Báo cáo thường niên của MB năm 2011 - 2015.
3. Báo cáo tài chính MB Huế (báo cáo thu nhập - chi phí, Bảng cân đối tài chính) năm 2013-2015.
4. Chiến lược MB giai đoạn 2011-2015.
5. Chu Thị Hương Giang (2009), Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của Ngân hàng thương mại Việt Nam; luận văn thạc sĩ kinh tế.
6. Ngân hàng Nhà nước (2008) Quản lý rủi ro hoạt động và khả năng áp dụng Basell II tại Việt Nam.
7. Nguyễn Hoài Linh (2012), Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam; luận văn thạc sĩ kinh tế.
8. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2015), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.
9. Phòng Nghiên cứu kinh tế- Chính sách tiền tệ (2009), “ Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Tác động, biện pháp và dự báo”.
10.Tài liệu Basel II
11.Trần Thị Minh Thanh (2014), Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam; luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế. 12. Văn Nguyễn Thu Hằng (2012), Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam; luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh. 13.Viện nhân lực Ngân hàng tài chính- BTCI (2011), Quản lý rủi ro hoạt
Website:
14.Một số website: http://www.sbv.com.vn...., báo điện tử:
http://vneconomy.vn/the-gioi/trung-quoc-au-lo-kinh-te-nam-2015- 2014121509535639.htm;
15.http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781?pers_id=217 7092&item_id=156374843&p_details=1;...
16.http:// www. Asset.vn//kinhte/nganhang/12717.as ffb.edu.vn (24/12/2008), “Những điểm yếu của hệ thống Ngân hàng”;
17.http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet-12-2014-NQ-HDND-ke- hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nam-2015-Thua-Thien-Hue-
vb261219.aspx
18.http://text.123doc.org/document/3167171-quan-tri-rui-ro-hoat-dong- trong-he-thong-ngan-hang-thuong-mai-kinh-nghiem-quoc-te-va-bai-hoc- cho-viet-nam.htm ... Việt Nam
19.http://text.123doc.org/document/2389894-giai-phap-tang-cuong-quan-tri- rui-ro-hoat-dong-cua-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam.htm
20.http://tapchi.hvnh.edu.vn/upload/5744/20130831/dat.pdf 31 Tháng Tám 2013 ... Để có thể nhận biết được những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng ...
PHỤ LỤC 01: CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TỔN THẤT
1.Nguyên tắc ghi nhận giá trị sự kiện tổn thất
- Sự kiện tổn thất tiềm ẩn và thực tế: Giá trị tổn thất = giá trị thực tế phát sinh
- Sự kiện cận tổn thất: giá trị tổn thất = 0
- Giá trị tổn thất thuần: Giá trị tổn thất gộp – giá trị các khoản thu hồi
2.Khoản mục ghi nhận
KHOẢN MỤC TIỂU MỤC MÔ TẢ
I.Giá trị tổn thất 1.Chi phí trực tiếp
BAO GỒM
Số tiền gốc Giá trị MB không thu được nợ (không bao gồm lãi)
Tổn thất của khách hàng và KH yêu cầu MB bồi thường
Giá trị đòi bồi thường từ ngân hàng do khách hàng bị thiệt hại từ sự kiện tổn thất phát sinh Tổn thất tài sản vật chất Giá trị của tài sản bị phá
hủy/hư hỏng
Khoản phạt từ tòa án Giá trị ngân hàng phải đền bù/chi trả theo như quyết định của tòa án Khoản phạt từ cơ quan
quản lý
Giá trị khoản phạt do cơ quan quản lý xử phạt ngân hàng vì không tuân thủ quy định của phát luật về hoạt động ngân hàng/luật lao động.
KHÔNG BAO GỒM Khoản bồi thường tự
nguyện của Ngân hàng
Giá trị ngân hàng tự nguyện không thu của
cho khách hàng khách hàng vì những lỗi do ngân hàng gây ra (VD Ngân hàng đóng