Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh huế (Trang 90 - 91)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2. Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện các quy trình nghiệp vụ, đồng thời kiến nghị những vấn đề còn bất cập trong các quy định nội bộ. Do vậy, phải tập trung củng cố, kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận Hỗ trợ; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát kịp thời phát hiện xử lý các sai phạm và thông qua công tác kiểm tra để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Để nâng cao vai trò, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Nâng cao tính độc lập của Bộ phận Hỗ trợ với các phòng chức năng, với Ban Giám đốc Chi nhánh. Để đạt được mục tiêu này cần phải tách bạch rõ chức năng nhiệm vụ kiểm soát của Bộ phận Hỗ trợ hiện nay, bổ sung nhân sự đầy đủ, kịp thời.

- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát.

Hệ thống quản trị rủi ro được coi là “đủ mạnh” khi có những nhân sự giỏi, được đào tạo bài bản. Chính vì vậy, với thực trạng đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm soát như hiện nay, để nâng cao được hiệu quả công việc, trước mắt cần phải bổ sung, đào tạo về kiến thức thanh tra, kiểm tra cũng như kiến thức về pháp luật cho các nhân sự phụ trách nội dung này. Về lâu dài phải tuyển dụng và bố trí cán bộ có năng lực, có đạo đức vào các vị trí này.

- Triển khai các phương pháp kiểm tra thích hợp: ngoài hình thức tổ chức các đợt kiểm tra theo kế hoạch, những vấn đề phát hiện trong các đợt kiểm tra thường là những sai phạm đã phát sinh, do đó hạn chế tác dụng ngăn ngừa và quản lý rủi ro không thực sự hiệu quả cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất với mục đích là phòng ngừa và ngăn chặn các biểu hiện

tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra. Áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra. Bên cạnh đó, cần thực hiện công tác kiểm tra, giám sát từ xa, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm cần thành lập ngay đoàn kiểm tra. Tất cả vì mục tiêu cuối cùng của chi nhánh là hoạt động an toàn, hiệu quả và tuân thủ đúng quy định.

- Sớm thành lập bộ phận chuyên trách về QTRRHĐ tại MB Huế theo hướng hoạt động độc lập, chuyên nghiệp, hiện đại. Quy trình QTRRHĐ chủ yếu thông qua quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình kiểm soát sau và các quy trình nghiệp vụ. Do vậy, việc xây dựng một bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro hoạt động tại chi nhánh đảm bảo tính độc lập, khách quan tại Chi nhánh là hết sức cần thiết. Để phù hợp với mô hình hiện nay có thể bố trí Bộ phận Kiểm soát tuân thủ nằm tại Phòng Hỗ trợ.

Bộ phận này có nhiệm vụ làm đầu mối tham mưu, giúp Ban lãnh đạo Chi nhánh tổ chức, thực hiện công tác quản lý rủi ro; theo dõi và kiểm soát từ xa tất cả các mảng nghiệp vụ trong toàn chi nhánh; tổng hợp kết quả công tác quản lý rủi ro theo các phòng nghiệp vụ và rủi ro theo các hoạt động nghiệp vụ. Từ đó xác định, đo lường và giám sát rủi ro tại đơn vị; báo cáo thường xuyên các vấn đề có liên quan đến rủi ro hoạt động của Chi nhánh cho Ban lãnh đạo Chi nhánh, Phòng Quản lý rủi ro hoạt động thuộc Khối Quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh huế (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)