Các công cụ quản trị rủi ro hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh huế (Trang 39)

7. Kết cấu luận văn

1.2.6. Các công cụ quản trị rủi ro hoạt động

- Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát (RCSA-Rick anh Control Self Assessment): đây là việc phát hiện và đánh giá các rủi ro hoạt động tiềm tàng, tăng cường nhận biết rủi ro, thảo luận và xây dựng kế hoạch hành động hoặc xử lý để giảm thiểu rủi ro. RCSA được thực hiện bởi chính các nhân viên nhân hàng thông qua các bảng hỏi, phỏng vấn, thông qua hội thảo. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, RCSA phải được xác minh bởi cơ quan kiểm tra kiểm soát nội bộ.

- Thu thập dữ liệu tổn thất (LDC – Loss Data Collection): là quá trình thu thập, phân tích và quản lý các dữ liệu tổn thất bên trong và bên ngoài ngân hàng từ các sự kiện rủi ro hoạt động để phân tích đánh giá về nguyên nhân và mức độ các sự kiện rủi ro hoạt động đã xảy ra.

Đây là yếu tố quan trọng trong quản trị rủi ro hoạt động. Việc thu thập và phân tích các dữ liệu tổn thất nội bộ cung cấp thông tin quản lý cho quá trình quản trị rủi ro hoạt động và quá trình giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra đây còn là cơ sở cho việc phân tích định lượng và tính toán việc phân bổ vốn hợp lý.

- Chỉ số rủi ro hoạt động chính (KRI- Key Risk Indicators) là phương pháp thống kê được thực hiện dựa trên các chỉ số có thể đo lường được. Dựa vào danh mục rủi ro hoạt động, các đơn vị xây dựng chỉ số rủi ro chính để sớm nhận biết các thay đổi trong tần suất hoặc ảnh hưởng của các rủi ro hoạt động nhằm kịp thời có kế hoạch hành động, biện pháp kiểm soát, giảm thiểu.

- Báo cáo sự cố bất ngờ: là các báo cáo trong trường hợp các sự cố bất ngờ lớn xảy ra (khủng hoảng, tội phạm,..) để mô tả sự cố, phản ánh tổn thất thực tế, đề xuất các giải pháp nhằm tránh lặp lại,…

- Phân tích kịch bản: là một phác thảo mô tả hoặc mô hình hóa một chuỗi sự kiện nghiêm trọng không đo lường trước.

- Rà soát và phê duyệt sản phẩm mới: là quá trình phân tích, nhận dạng và đánh giá các rủi ro có thể phát sinh khi ngân hàng đưa vào áp dụng một sản phẩm mới.

- Bản đồ rủi ro hoạt động (Risk map): là phương pháp đánh giá rủi ro hoạt động dựa trên cơ sở kết quả giữa tần suất xảy ra của rủi ro hoạt động và các ảnh hưởng (tài chính, phi tài chính) của rủi ro hoạt động đến ngân hàng. Việc đánh giá rủi ro hoạt động dựa trên ma trận này giúp ngân hàng phân loại rủi ro hoạt động theo mức độ nghiêm trọng của rủi ro: rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp. Tần suất 1 2 3 4 5

Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao

đồ 1.5. Mô hình bản đồ rủi ro hoạt động

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM và bài học kinh nghiệm rút ra

1.3.1. Kinh nghim quc tế

Quản trị rủi ro hoạt động trong những năm gần đây đã trở thành một hoạt động quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Trước xu thế hiện đại

1 2 3 4 5 Mức độ

hóa, toàn cầu hóa, cạnh tranh gay gắt,… đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải dựa vào hệ thống công nghệ tự động phức tạp hơn, phát triển đa dạng các sản phẩm, đắp ứng tối đa nhu cầu.

Ngay khi Basel II có hiệu lực, rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng biện pháp quản trị rủi ro hoạt động. Nhiều ngân hàng ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Australia đã áp dụng cách tiếp cận đo lường hiện đại, AMA. Kết quả nghiên cứu do Ủy ban Basel thực hiện đối với 121 ngân hàng tại 12 quốc gia cho đến hết năm 2008 đã kết luận rằng vốn rủi ro hoạt động của các ngân hàng sử dụng AMA thấp hơn các ngân hàng không sử dụng AMA(10,8% so với 12-18%).

Hơn 50% ngân hàng Tây Ban Nha đã thực hiện đổi mới hoạt động và tổ chức nhằm mục tiêu quản trị rủi ro hoạt động như thành lập một bộ phận riêng biệt chuyên về rủi ro hoạt động, đổi mới hệ thống báo cáo và áp dụng công nghệ hiện đại.

Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị rủi ro hoạt động như ING Group thuê IBM để quản trị rủi ro hoạt động. Citibank sử dụng phần mềm CLS (continuous linked settlement), thực hiện quản trị rủi ro hoạt động theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi ro; hoạt động của các phòng, ban, đơn vị kinh doanh được xác định, đánh giá thường xuyên từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi hoạt động để giảm thiểu rủi ro hoạt động được đưa ra; các hoạt động này được tài liệu hóa và công bố trong ngân hàng; các chỉ số đo lường rủi ro chính được xác định kỹ lưỡng và cụ thể, đấy là điều kiện để Citibank thực hiện quản trị rủi ro hoạt động.

Khung QTRRHĐ cũng được vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, từng ngân hàng. Ngân hàng DBS của Singapore đã cụ thể hóa khung quản trị rủi ro bằng cách phân tích rủi ro hoạt

động trên hai góc độ đó là tần suất xuất hiện và mức độ tác động. Từ đó, DBS xác định cách thức tổ chức và xây dựng các chương trình giảm thiểu các mức rủi ro hoạt động như kiểm soát nội bộ và bảo hiểm quốc tế. Tại DBS, các công cụ và kỹ thuật quản trị rủi ro hoạt động được sử dụng như kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện, phân tích rủi ro và báo cáo.

1.3.2. Bài hc kinh nghim cho các ngân hàng thương mi Vit Nam

Trong những năm qua các ngân hàng thương mại Việt Nam và trên thế giới đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt động gây ra. Phần lớn các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay chỉ chú trọng đến rủi ro tín dụng mà ít quan tâm đến rủi ro hoạt động. Khi rủi ro hoạt động đã xảy ra và đã gây ra tổn thất, các ngân hàng mới bắt đầu chú ý đến và tìm cách khắc phục, tuy những thiệt hại hiện hữu mà nó gây ra chưa phải là quá lớn nhưng thiệt hại vô hình là rất lớn và lâu dài nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của khác hàng. Bài học từ ngân hàng lớn trên thế giới, từ thực tiễn triển khai thành công, thất bại cho thấy, việc tăng cường quản trị rủi ro hoạt động sẽ giúp cho các ngân hàng giảm nhẹ được chi phí, tổn thất từ các hoạt động tác nghiệp, bảo vệ uy tín của ngân hàng và giúp cho các ngân hàng kinh doanh an toàn, hiệu quả. Thông qua các nguyên tắc chung của Basel II và kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã từng bước triển khai áp dụng công tác quản trị rủi ro hoạt động.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam triển khai trong toàn hệ thống từ giữa năm 2007 thông qua việc ban hành qui trình quản trị rủi ro hoạt động khá chi tiết, có hệ thống bảng biểu, báo cáo, các công cụ đo lường được các loại rủi ro hoạt động trong từng nghiệp vụ, có thế phân tích cụ thể các nguyên nhân dẫn đến rủi ro và lưu trữ dữ liệu qua các thời kỳ để đưa ra các biện phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, do bước đầu triển khai nên

cũng không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắt nên cũng đang dần hoàn thiện và cải tiến qui trình.

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam triển khai hoạt động này từ năm 2007 với cách tiếp cận mới hơn là đi từ yếu tố con người và việc xây dựng qui trình quản trị rủi ro hoạt động cũng được xây dựng theo chuẩn mô hình hiện đại theo hướng tập trung hóa, minh bạch. Ngân hàng này nhận định mấu chốt của rủi ro là con người vì vậy trước hết ngân hàng xây dựng môi trường làm việc minh bạch, các chốt kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, ngân hàng cũng rất chú trọng công tác truyền thông định kỳ để cập nhật các thông tin liên quan đến các vi phạm đạo đức và các bài học kinh nghiệm, xây dựng các hòm thư góp ý, các đường dây nóng, sử dụng các phần mềm hiện đại,…

Ngoài ra , một số hệ thống ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Nông nghiệp Việt Nam,.. đã bước đầu chú ý và triển khai công tác quản trị rủi ro hoạt động và bước đầu cũng đã đạt được những thành công nhất định.

Từ thực tiễn triển khai hoạt động quản trị rủi ro đối với các ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam, chúng ta rút ra bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam để từ đó có thể hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro hoạt động. Đó là:

- Thứ nhất, mỗi ngân hàng thương mại cần phải xây dựng một chiến lược QTRRHĐ, hoàn thiện cấu trúc quản trị rủi ro hoạt động mà đặc biệt là cấu trúc tổ chức. Bộ máy giám sát rủi ro của ngân hàng cần hoạt động độc lập, không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro, có chức năng giám sát và quản lý rủi ro.

- Thứ hai, xây dựng ý thức quản trị rủi ro toàn hệ thống, lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt về kiểm soát rủi ro hoạt động. Tất cả các nhân viên trong ngân hàng cần phải được đào tạo để hiểu biết, tham gia và tự xác định

rủi ro hoạt động, xác định nguyên nhân, đánh giá các rủi ro hiện có trong tất cả các sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng.

- Thứ ba, cần phải xây dựng một quy trình hướng dẫn để thu thập thêm các thông tin tổn thất, tăng cường đối thoại với các ngân hàng bạn cũng như ngân hàng nhà nước để chia sẻ thông tin về tổn thất, tránh tình trạng che dấu thông tin về rủi ro hoạt động. Những thông tin cốt lõi bao gồm tổng số tiền thiệt hại trước khi được khôi phục, loại rủi ro tương ứng, lĩnh vực kinh doanh, nơi xảy ra tổn thất, ngày tháng xảy ra biến cố và phát hiện sự kiện rủi ro, nguyên nhân của sự kiện.

- Thứ tư, hạn chế tối đa các yếu tố gây ra rủi ro hoạt động từ bên trong nội bộ ngân hàng. Cần hướng tới xây dựng chính sách quản trị nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; thường xuyên rà soát các quy trình nghiệp vụ, thông qua đó có thể phát hiện được các lỗ hổng cần khắc phục, hoàn thiện hóa các quy trình nghiệp vụ; hệ thống công nghệ thông tin phải được bảo dưỡng và cập nhật thường xuyên nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

- Thứ năm, hạn chế tối đa các yếu tố gây ra rủi ro hoạt động từ bên ngoài; xây dựng các phương án cũng như các tình huống để có thể sẵn sàng đối phó và khắc phục khi có rủi ro xảy ra. Giải pháp cơ bản đó là công nhận rủi ro hiện hữu, chuyển đổi rủi ro cho bên thứ ba thông qua bảo hiểm, giảm thiểu rủi ro bằng cách đo lường các rủi ro khác thông qua hệ thống kiểm soát và hệ thống tự động nhận dạng sai sót.

1.3.3. Bài hc kinh nghim đối vi Ngân hàng thương mi c phn Quân đội

Cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng, MB cũng bắt đầu có những bước đi đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro nói chung cũng như hệ thống quản trị rủi ro hoạt động nói riêng. Trên cơ sở kinh nghiệm của các tổ chức tài chính quốc tế và các ngân hàng trong hệ thống, MB đúc rút được một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Cần xây dựng chiến lược QTRRHD hiện đại, nhất quán, tiệm cận với với chuẩn mực quốc tế, theo Basel II.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, xây dựng hệ thống giám sát độc lập, không tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ.

- Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên, giáo dục ý thức phòng chống rủi ro, phát hiện và đặc biệt ý thức minh bạch thông tin, sự kiện rủi ro.

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống qui trình thống nhất, chuẩn mực, rào chắn mọi rủi ro tốt nhất để phòng chống rủi ro ngay từ khâu phát sinh dịch vụ, đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ hiện đại,…

Tóm tt chương 1

Vấn đề quản trị rủi ro hoạt động của các ngân hàng trên thế giới có bề dày kinh nghiệm. Tuy nhiên vẫn không tránh được các rủi ro xảy ra. Đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, QTRRHĐ là một khái niệm còn khá mới trong những năm gần đây và ngày càng được các ngân hàng chú trọng vì tính đặc trưng khó quản trị của nó. Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về rủi ro, rủi ro hoạt động và công tác QTRRHĐ cũng như kinh nghiệm của một số tổ chức tài chính trên thế giới và các ngân hàng thương mại tại Việt Nam để từ đó rút ra kinh nghiệm cho MB. Những nội dung nghiên cứu tại chương 1 sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý rủi ro hoạt động tại MB Huế ở chương 2.

Chương 2:

THC TRNG CÔNG TÁC QUN TR RI RO HOT ĐỘNG TI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HU

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế

2.1.1. Môi trường và tim năng kinh doanh trên địa bàn

Điều kiện tự nhiên: Thừa Thiên Huế nằm ở Bắc Trung Bộ, có 08 huyện

trực thuộc và 01 thành phố đô thị loại 1, nằm trên trục đường hành lang chiến lược Đông Tây, là cửa ngõ quan trọng ra Biển Đông của hành lang kinh tế

Đông-Tây nối Lào, Campuchia, Myanma, Đông Bắc Thái Lan và Miền trung

Việt Nam. Với diện tích hơn 5.000 km2, đầy đủ các loại địa hình đầm phá, rừng núi, gò đồi, bờ biển dài 128km, dân số 1,2 triệu dân, khí hậu khá khắc nghiệt với hai mùa mưa nắng trong năm. Nguồn lao động trẻ chiếm 55% với mặt bằng trình độ cao, có nguồn tài nguyên du lịch - dịch vụ phong phú (được Unessco công nhận là di sản văn hoá vật thể, phi vật thể của thế giới, là Thành phố FESTIVAL đặc trưng của Việt Nam); Thừa Thiên Huế có nguồn tài nguyên khoáng sản tập trung chủ yếu là titan, quặng sắt, vàng..

Điều kiện kinh tế - xã hội: Là địa bàn nhỏ và chậm phát triển so với bình quân chung cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP 5 năm vừa qua trung bình dưới 6%, tổng thu ngân sách địa phương năm 2015 đạt 5.140 tỷ, tăng tương ứng bình quân 8,4%/năm trong 5 năm vừa qua, tuy nhiên Thừa Thiên Huế là tỉnh luôn bội chi ngân sách từ 20-30% và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với ngành dịch vụ – sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng. Do vậy, nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng là rất lớn. Tác động của môi trường đến chính sách kinh doanh của MB: Với việc địa phương đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch, phát triển các dự

tập trung xây dựng các chương trình hành động cụ thể, biến các chương trình phát triển kinh tế địa phương thành những cơ hội kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh đó cần quan tâm nghiên cứu, đo lường những hạn chế về điều kiện tự nhiên, thiên tai gây rủi ro đến các lĩnh lực kinh doanh của khách hàng, qui mô thị trường nhỏ, mặt bằng thu nhập xã hội thấp, tâm lý dân cư ngại đầu tư, mức độ cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng gay gắt... là những thách thức lớn đối với Chi nhánh MB tại Huế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh huế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)