Với ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 109 - 112)

a. Cải tiến mô hình ‘một cửa”

Mô hình “Một cửa” được dân đồng tình, ủng hộ. Nhưng để thực hiện thành công mô hình “một cửa” phải phân cấp mạnh hơn thẩm quyền quyết định giải quyết các thủ tục hành chính cho chính quyền quận, huyện, thành phố tỉnh, thị xã và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức ở bộ phận tiếp nhận và trao trả kết quả của mô hình “một cửa” phải phân cấp mạnh hơn thẩm quyền quyết định giải quyết các thủ tục hành chính cho chính quyền quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức ở bộ phận tiếp nhận và trao trả kết quả của mô hình “một cửa”.

b. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, quản lý

Về bồi dưỡng: tiếp tục sắp xếp, đưa CBCC đi học các lớp tiền công vụ, bồi dưỡng chuyên đề về QLNN, kỹ năng hành chính, kỹ năng giao tiếp kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động cấp phép và hậu cấp phép đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thương mại, nhất là đội ngũ quản trị mạng để tiếp nhận ứng dụng các phần mềm tin học, phối hợp xử lý công việc trên mạng nội bộ tại các phòng ban liên quan, từng bước tiến tới việc thực hiện mọi giao dịch giữa CBCC với tổ chức, công dân thông qua hệ thống máy tính.

Việc đào tạo, bồi dưỡng căn cứ theo nhu cầu, việc đánh giá CBCC hàng năm, thời gian công tác để bố trí, cử người đi học.

Trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng: cần phải bố trí hợp lý giữa lý luận và kỹ năng tác nghiệp hành chính, hạn chế tình trạng nghiên cứu về lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành. Có những lớp chỉ cần tập trung một, hai nội dung cần thiết nhưng lại chuyên sâu, ví dụ như chuyên đề thực hiện CCTTHC

tiếp hành chính; văn hóa ứng xử trong công sở... Về tin học, tùy theo trình độ, lĩnh vực chuyên môn phụ trách, giảng dạy cho CBCC thao tác thuần thục, làm việc được với những phần mềm trang bị cho lĩnh vực chuyên môn phụ trách, giảng dạy cho CBCC thao tác thuần thục, làm việc được với những phần mềm trang bị cho lĩnh vực được phân công, hướng dẫn cán bộ lãnh đạo sử dụng thành thạo máy tính trong việc điều hành quản lý, xử lý, theo dõi CBCC thực thi nhiệm vụ. Có như thế mới tránh lãng phí về thời gian, kinh phí đào tạo, hạn chế tình trạng CBCC đi học rất nhiều nhưng khi tiếp thu, ứng dụng, không được bao nhiêu, nếu không sử dụng thường xuyên sẽ quên hết.

Điều động và luân chuyển cán bộ, công chức: Để tăng cường cho cơ sở, cần đẩy mạnh việc điều động cán bộ chuyên môn giỏi nghiệp vụ. Việc điều động, luân chuyển phải dựa trên căn cứ về quy hoạch, tiêu chuẩn của các chức danh, trình độ, năng lực, đánh giá nhận xét CBCC hàng năm. Công khai quy hoạch cán bộ, thời gian điều động, luân chuyển và tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất (chế độ nhà công vụ, hỗ trợ phương tiện đi lại, phụ cấp...) lẫn tinh thần (động viên, khen thưởng...). Các CBCC không đủ tiêu chuẩn phù hợp với chức danh phân công phải được sắp xếp lại.

Dự kiến kết quả đạt được:

Xây dựng đội ngũ CBCC có trình độ chuyên môn cao đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của xã hội, xây dựng đội ngũ CBCC từng chuyên ngành giàu kinh nghiệm để phục vụ tốt cho việc quản lý nhà nước đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và rộng hơn là quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Gia Lâm.

c. Phân cấp quản lý nhà nước

Cần phân cấp QLNN mạnh hơn nữa đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:

- Chuyển thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí hóa lỏng từ Sở công thương về Phòng kinh tế cấp huyện với các lý do:

+ Các cửa hàng nhỏ lẻ, thuận tiện liên hệ Phòng Kinh tế cấp huyện để được cấp phép;

+ Kinh phí thẩm định cấp phép Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí hóa lỏng cao hơn gấp nhiều lần so với lệ phí thu từ hoạt động cấp phép làm lãng phí ngân sách nhà nước;

+ Thời gian thẩm định và cấp phép tại Phòng Kinh tế cấp huyện tiện và nhanh hơn.

- Khi thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tạo điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh việc phân cấp cho chính quyền cơ sở theo hướng cấp nào quản lý có hiệu quả, giao cho cấp đó thực hiện.

Hiện nay, huyện Gia Lâm đã thực hiện việc phân quyền (phân cấp thẩm quyền) theo ngành chuyên môn nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan chuyên môn cấp trên với chính quyền địa phương. Trong đó việc toàn quyền do chính quyền cơ sở quyết định, có việc của chính quyền cơ sở cần có sự phê duyệt của cấp trên; ví dụ như trước đây việc đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC do phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu, xét duyệt và tổ chức thực hiện, UBND các cấp chỉ gửi danh sách CBCC được cử đi học, nay toàn bộ do UBND cấp xã và UBND thị trấn chịu trách nhiệm các khâu, phòng Nội vụ chỉ xem xét và phê duyệt. Việc tuyển dụng công chức hợp đồng, việc trả lương tự do cân đối nguồn kinh phí địa phương, hoặc chấm dứt hợp đồng với công chức làm việc không có hiệu quả, chỉ phải báo cáo về cấp trên và ngành chuyên môn.

Dự kiến kết quả đạt được:

- Giúp thương nhân thuận lợi trong việc cấp phép hoạt động kinh doanh, cụ thể về thời gian, khoảng cách, chi phí đi lại;

- Giúp chính quyền cơ sở quản lý tốt hơn các hoạt động kinh doanh có điều kiện trên địa bàn;

- Tạo sự thống nhất quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thương mại từ trung ương đến cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)