Thực trạng hoạt động các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44 - 50)

tại huyện Gia Lâm

Gia Lâm là huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội. Cùng với sự phát triển của đất nước và Thủ đô, Gia Lâm cũng đang từng bước phát triển và là huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh. Các hoạt động kinh doanh có điều kiện trên địa bàn đã và đang góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền kinh tế vững mạnh, góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Huyện Gia Lâm có 20 xã và 02 thị trấn, trong đó 02 thị trấn: Yên Viên và Trâu Quỳ là nơi tập trung đông dân cư cũng là nơi có số lượng nhiều cơ sở kinh doanh có điều kiện trong nhiều lĩnh vực như văn hóa, y tế, hóa dầu. Huyện Gia Lâm không có cơ sở kinh doanh vũ trường, nhà hàng biểu diễn nghệ thuật.

Bảng 2.1. Thống kê các hoạt động kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 -2017

(ĐVT: cơ sở kinh doanh)

Loại hình dịch vụ 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 Bình quân Karaoke 151 163 179 107,94 109,82 108,88 Internet 347 343 340 98.85 99,13 98,99 Điện tử 23 23 23 100 100 100,00

Vui chơi giải trí 2 2 3 100 150 122,47

Kinh doanh có điều

kiện khác 66 71 77 107,57 108,45 108,01

(Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội )

Bảng 2.1 cho thấy, trên địa bàn huyện Gia Lâm loại hình kinh doanh có điều kiện chủ yếu năm 2017 là dịch vụ kinh doanh karaoke và internet với số lượng lên đến 519 cơ sở trên tổng số 622 doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. Trong đó có các cơ sở trên đều được cấp phép của UBND Huyện Gia Lâm. Còn lại một số cơ sở đang chờ cấp phép và một số cơ sở chưa xin cấp phép của cơ quan quản lý Nhà nước. Các cơ sở kinh doanh có điều kiện tập trung chủ yếu tại Thị trấn Trâu Quỳ, Thị trấn Yên Viên, xã Cổ Bi, xã Yên Viên. Nơi tập trung đông nhất là Thị trấn Trâu Quỳ nơi có trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam với số lượng sinh viên nhập học mỗi năm lên đến hàng nghìn người. Học sinh, sinh viên là đối tượng khách hàng mà các hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa muốn hướng tới. Nhìn chung, các cơ sở kinh doanh có điều kiện phát triển ở một số đơn vị như thị trấn Trâu Quỳ, thị trấn Yên Viên và các xã giáp ranh với thị trấn. Còn hầu hết là tại các

Đa số các cơ sở kinh doanh có điều kiện thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật song vẫn còn một số hộ chưa chấp hành các quy định của pháp luât. Chính vì vậy, việc tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo an ninh trật tự được UBND huyện hết sức quan tâm, chú trọng.

Theo đó, nguồn thu từ các đơn vị kinh doanh có điều trên địa bàn Gia Lâm từ 2015-2017 được thể hiện dưới bảng:

Bảng 2.2: Nguồn thu ngân sách từ các hoạt động kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2015-2017

(ĐVT: Triệu đồng) Loại hình dịch vụ KD có ĐK 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 Bình quân Karaoke 1.409 1.649,8 1.751,2 117,09 106,15 111,48 Internet 1.394,3 1.433,9 1.482 102,84 103,35 103,10 Điện tử 87,4 94,3 98,9 107,89 104,88 106,38

Vui chơi giải trí 6,6 6,8 6,82 103,03 100,29 101,65 Dịch vụ

KDCĐK khác 138 149 157 107.,97 105,37 106,66

Tổng 3035,3 3333,8 3495,92 109,83 104,86 107,32

(Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm)

Trong tổng các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh có điều kiện thì nguồn thu từ karaoke chiếm tỷ trọng lớn nhất và có tốc độ tăng cao sau mỗi năm với mức bình quân 11,48% trong 03 năm từ 2015 – 2017. Do đặc thù huyện Gia Lâm nằm tại cửa ngõ thủ đô, nơi tập trung khu công nghiệp và trường đại học lớn nên các loại hình kinh doanh có điều khá nhiều và đa dạng. Do vậy, chỉ tính riêng năm 2017 tổng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh có điều trên địa bàn là 3.495,92 triệu đồng tăng 460,62 triệu đồng so với năm 2015.

Hoạt động của các ngành kinh doanh có điều kiện theo ngành kinh tế quốc dân

Các ngành kinh doanh có điều kiện chủ yếu tập trung ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Tỷ trọng ngành chiếm 23% số doanh nghiệp trên toàn địa bàn huyện (hơn 622 đơn vị), chiếm 10,6 % số lao động và 9,7 % vốn.

Cơ cấu kinh tế và hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh doanh có điều kiện theo ngành kinh tế quốc dân đã có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn dàn trải ở nhiều ngành nghề. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa ổn định. Một số ngành, số doanh nghiệp nhiều, nhưng quy mô nhỏ bé, thiếu vốn, trang thiết bị lạc hậu, hiệu quả kinh doanh không cao.

Tình hình hoạt động của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo cấp quản lý

Các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện tại địa phương hiện nay hai mảng: Dịch vụ văn hóa và dịch vụ thương mại vẫn chiếm phần lớn số doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện và tiền vốn và lao động. Cũng là hai ngành nộp ngân sách nhà nước lớn nhất. Hai ngành này chiếm 87,6% số doanh nghiệp, 54,25 số lao động, 25% vốn và nộp ngân sách 75%. Trong dịch vụ văn hóa, bình quân một lao động nộp ngân sách 5,775 triệu đồng, gấp 6 lần ngành nông nghiệp. Tuy vậy, trong từng ngành, giữa các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng rất khác nhau. Trong ngành thương mại thì ngành kinh doanh xăng dầu, kinh doanh rượu bia nộp ngân sách nhiều, ngược lại các doanh nghiệp kinh doanh con dấu, kinh doanh xoa bóp...nộp ngân sách rất thấp.

Trong số 622 các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện trên địa bàn, riêng thị trấn Trâu Quỳ có 285 DN chiếm 45,8%, tập trung 10.565 lao động, chiếm 69% và gần 200 tỷ đồng tiền vốn, chiếm 68,4%; còn 337 doanh nghiệp

Bình quân một lao động trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đóng tại thị trấn Trâu Quỳ có thu nhập 109 triệu đồng/năm, cao gấp 5,2 lần thu nhập của các lao động tại các xã. Điều đó cho ta thấy các trung tâm kinh tế lớn là nơi tập trung phát triển của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trang bị vốn cho một lao động ngày càng nhiều, càng nộp ngân sách nhà nước được nhiều. Mặt khác cũng thấy rằng các ngành nghề kinh doanh có điều kiện kinh doanh tại thị trấn lớn của huyện thì hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn là các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện đóng rải rác tại các xã có quy mô nhỏ hơn. Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đóng tại thị trấn Trâu Quỳ có quy mô vốn bình quân 550 triệu đồng.Vốn bình quân một doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện đóng tại các xã là 250 triệu đồng và một triệu đồng vốn nộp ngân sách được 112.079 đồng.

Bảng 2.3. Tích tụ và tập trung vốn ở các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện hạch toán độc lập

(Đơn vị: đơn vị)

MỨC VỐN Tổng số DNNN

Số lượng Tỷ lệ %

Tổng số doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện 622 100

Số DN có vốn >1 tỷ đồng 118 18,98

Số DN có vốn > 500 triệu đồng 329 52,89

Số DN có vốn <500 triệu đồng 175 28,13

(Nguồn: Báo cáo 5 năm hoạt động kinh doanh có điều kiện huyện Gia Lâm)

Số liệu trên bảng cho ta thấy mức độ tích tụ và tập trung vốn ở các doanh nghiệp rất thấp.Trên địa bàn huyện tính đến năm 2017 có 52,89% doanh nghiệp có mức vốn dưới 500 triệu, chỉ có 18,98% doanh nghiệp mức vốn trên 1tỷ.

Về lao động

Lao động trong hoạt động kinh doanh có điều kiện là một bộ phận cấu thành lao động xã hội của huyện Gia Lâm. Lao động trong kinh doanh có điều kiện bao gổm lao động sản xuất vật chất và lao động sản xuất phi vật chất, trong đố lao động sản xuất phi vật chất chiếm tỷ trọng lớn. Lao động trong kinh doanh có điều kiện chủ yếu là lao động tạo ra các dịch vụ; lao động sản xuất phi vật chất. Tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành kinh doanh có điều kiện cao. Năm 2017 các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện quản lý và sử dụng 52.446 người, bằng 27,9 % lao động xã hội toàn huyện. Trình độ của đội ngũ lao động không cao, việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho người lao động trong hoạt động kinh doanh có điều kiện chưa được quan tâm vì quy mô chủ yếu của các doanh nghiệp là quy mô nhỏ lẻ (như kinh doanh karaoke, internet, game, thuốc lá...) hoặc có thì chỉ được đào tạo ngắn ngày, chưa được đào tạo lại (kinh doanh xăng dầu, khí gas...). Các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện thiếu đội ngũ người lao động có kỹ thuật cao.

Bảng 2.4. Lao động trong các ngành kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm

(Đơn vị tính: người) CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số LĐXH 143.957 154.458 164.347 179.342 183.957 187.957 Tổng số LĐ trong DN KDCDDK 38.142 41.132 44.012 48.091 50.211 52.446 Tỷ trọng LĐDNNN so với LĐXH (%) 26,4 26,6 26,78 26,81 27,29 27,9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44 - 50)