đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá rút kinh nghiệm là một trong những hoạt động không thể thiếu được đối với vai trò quản lý của các cơ quan Nhà nước, hoạt động của HĐND các cấp, mặt trận, các đoàn thể và của nhân dân.
Đối với Hội đồng nhân dân: Với vị trí là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, định kỳ hàng năm tổ chức giám sát hoạt động CCHC theo mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” tại địa phương thông qua các kỳ họp HĐND, chất vấn trên kỳ họp đối với Chủ tịch, các thành viên UBND cùng cấp, hoạt động của các đại biểu trong địa bàn bầu cử, cử tri và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân có liên quan đến hoạt động của QLNN trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện tại địa phương nhằm phát hiện những bất cập trong CCTTHC, ngăn ngữa những vi phạm của CBCC khi thi hành nhiệm vụ, đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chính pháp luật trong quản lý Nhà nước.
Đối với UBND các cấp: Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc việc thực mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” bằng cách thành lập tổ công tác CCTTHC, định kỳ thường xuyên hàng năm tổ chức đoàn đi kiểm tra UBND các cấp trong việc thực hiện, xây dựng đề cương yêu cầu kiểm tra, thời gian và phương thức kiểm tra. Thông qua việc kiểm tra rút kinh nghiệm, đóng góp ý kiến và hướng dẫn những vấn đề thực hiện còn bất cập, khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, phát hiện những quy trình, thủ tục rườm rà, phức tạp để đề xuất những cơ quan có trách nhiệm thay đổi, bổ sung hay cần phải loại bỏ; phá hiện những trường hợp nhũng nhiễu, gây khó khăn, chậm giải quyết, thiếu trách nhiệm dẫn đến vi phạm pháp luật.
Đối với Mặt trận, tổ chức đoàn thể và công dân: Phát huy việc thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở, thông quan việc giám sát, phát hiện, Ủy ban
góp phần hạn chế những vi phạm pháp luật của CBCC khi thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” nhằm củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, với các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.
Trong thời gian qua tổ chức, công dân chưa nhận thức được vai trò và lợi ích của mình trong việc CCHC, chưa hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình nên không mạnh dạn đấu tranh, đóng góp ý kiến cho các cơ quan hành chính Nhà nước nhằm cải tiến phương thức hoạt động, quản lý điều hành của đơn vị mình, giảm thiểu những phiền hà cho nhân dân, tránh tham nhũng, cửa quyền của một bộ phận CBCC biến chất.
Do đó, cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật thường xuyên cho nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân dược tham gia giám sát các hoạt động CCTHC theo các mô hình nêu trên của UBND các cấp theo hướng “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”. Đây chính là lực lượng giám sát chính quyền địa phương có hiệu quả nhất nếu biết khơi dậy tiềm năng này.
Dự kiến kết quả đạt được:
Ngoài cơ quan quản lý chuyên ngành cần được chính quyền các ấp giám sát việc quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thương mại để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận thương mại ngày càng tinh vi khi những công nghệ tiên tiến được áp dụng như chíp điện tử.
Nhằm điều chỉnh và xử lý kịp thời các hoạt động kinh doanh thương mại đối với những ngành nghề có điều kiện;
Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thương mại này như xăng dầu, khí hóa lỏng, rượu, thuốc, lá.