Phương hướng công tác quản lý đối với các ngành nghề kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 94 - 98)

doanh có điều kiện trong thời gian tới của huyện Gia Lâm

Từ những dự báo trên, huyện Gia Lâm đã đề ra một số định hướng nhằm tăng cường hiệu quả QLNN đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện của huyện trong thời gian tới như sau:

Tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới phân phối hàng hóa và những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện như khí hỏa lỏng, xăng dầu, rượu, thuốc lá, đẩy mạnh và thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ, trung tâm thương mại, cụm thương mại dịch vụ, các cửa hàng tiện lợi, xã hội hóa việc đầu tư, khai thác và quản lý chợ.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi gian lận trong kinh doanh, hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại, tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hoàn chỉnh việc xây dựng và triển khai quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ huyện đến năm 2020; quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí hóa lỏng (gas) đến 2030.

Tiếp tục triển khai chương trình phát triển thương mại dịch vụ đến năm 2020; chương trình thực hiện nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của chỉnh phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên phải đăng ký kinh doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm; Chương trình triển khai nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Chương trình triển khai Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.

Tiếp tục thực hiện đề án chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo Nghị định 02/NĐ – CP của Chính phủ.

Tiếp tục triển khai các kế hoạch hành động của UBND huyện thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế dịch vụ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Tiếp tục triển khai đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, xây dựng chiến lược ngành hàng và kế hoạch đẩy mạnh, phát triển bền vững các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng.

Xây dựng hoàn thiện và triển khai chương trình phát triển xuất khẩu đến năm 2020.

Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ và thúc đẩy công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu để đạt hiệu quả cao, chú trọng giới thiệu và tiếp cận thị trường mới.

Ổn định thị trường kinh doanh và phát triển thị trường mới. Tận dụng cơ hội giảm thuế để đẩy mạnh xuất khẩu lao động vào thị trường Nhật bản, ưu tiên nhất là nhóm ngành dịch vụ và may mặc vì các nhóm hàng này đang có điều kiện phục hồi đơn hàng rất mạnh. Có kế hoạch khôi phục và thiết lập thị trường truyền thống, tuy nhiên lưu ý doanh nghiệp phải chú ý phòng ngừa rủi ro ở thị trường này.

Phổ biến kịp thời đến các doanh nghiệp về những cam kết của thành viên WTO và lộ trình thực hiện những cam kết đó, đặc biệt là các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ. Hướng dẫn các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng VSATTP phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.

Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các ngành để phản ánh kịp thời tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có điều kiện trên địa bàn huyện.

Rà soát các thủ tục hành chính và quy trình xử lý hồ sơ, cần phải thường xuyên rà soát, phát hiện những thủ tục, giấy tờ bất cập, những quy định không hợp lý giữa những cơ quan chuyên môn, các ngành, các cấp; đề xuất giảm bớt, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục giấy tờ đối với từng loại thủ tục đăn ký kinh doanh đối với các ngành kinh doanh có điều kiện, không được tùy tiện quy định tăng thêm so với các quy định của các bộ, ngành, chính phủ.

Cần nghiên cứu, đề xuất mẫu hóa hồ sơ và TTHC ngày càng đơn giản nhưng đảm bảo đúng quy định để công dân (nhất là đối với công dân có trình độ thấp, ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc) biết, dễ dàng làm theo.

Điều chỉnh tổ chức, nhân sự: Cần có kế hoạch điều chỉnh cả về nhân sự, cơ cấu các tổ chức liên quan đến hoạt động QLNN đối với các ngành kinh doanh có điều kiện nhằm nâng cao thực sự hiệu quả, hiệu lực.

Tăng cường cơ sở vật chất: Rà soát lại các trang thiết bị, phương tiện làm việc đã cũ, hư hỏng, tăng cường bổ sung nguồn kinh phí mua sắm, trang bị cho đồng bộ, đảm bảo cho các bộ phận có đầy đủ điều kiện làm việc theo hướng hiện đại hóa công sở.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình thủ tục hành chính: Cần xác định vai trò của CNTT tham gia vào môi trường hành chính nhà nước đã và đang trở thành công cụ hỗ trợ quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện CCHC nói chung CCTTHC nói riêng.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống nối mạng nội bộ (LAN) tại UBND huyện và các phòng chuyên môn.

Xây dựng quy định thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các TTHC theo cơ chế một “cửa”, “một cửa liên thông”. Đẩy mạnh việc

cán bộ, công chức (CBCC) xử lý công việc trên máy vi tính, nhất là đối với các cán bộ lãnh đạo trong công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết công việc của CBCC.

Tiếp tục thực hiện văn hóa ứng xử trong công sở: Một trong những vấn đề gây phiền hà cho tổ chức, công dân khi đến cơ quan hành chính Nhà nước giải quyết công việc, đó là thái độ ứng xử của cán bộ, công chức khi tiếp xúc. Hiện nay, khi đến các cơ quan hành chính, UBND các cấp vẫn còn gặp những cán bộ, công chức “ba không” – đó là không cười, khi nói chuyện không dùng chủ ngữ (ví dụ: Chờ một chút; Hãy đợi đấy; Qua cửa bên kia; Ra mà đọc hướng dẫn…) và không giải thích.

Quy chế văn hóa công sở là hết sức cần thiết, đòi hỏi CBCC phải thường xuyên rèn luyện, để có một tác phong văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục phù hợp, nói năng từ tốn, rõ ràng, tạo sự thân thiện. gẫn gũi đối với người dân, từng bước làm cho người dân mất dần đi những ấn tượng quan liêu, hách dịch, cửa quyền của cán bộ, công chức cơ quan hành chính lâu nay. Công khai các hoạt động, quy chế, quy định chế độ làm việc và quan hệ xã hộ của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, công chức chuyên môn khi xử lý, giải quyết công việc để tổ chức, công dân viết những quy định phải tuân thủ khi quan hệ, để hai bên cùng có sự nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của mình nhằm đảm bảo cuối cùng là CBCC hoàn thành tốt nhiệm vụ, tổ chức, công dân hài lòng với kết quả mong muốn góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của CBCC trong công tác phòng chống tham nhũng, không gây phiền hà cho tổ chức, công dân và cũng là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định luật pháp của CBCC khi thực thi công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)