3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện nghề kinh doanh có điều kiện
Tổ chức bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở, tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức…phải tuân thủ theo quy luật cung - cầu. Có nhu cầu mới thành lập tổ chức, mới tuyển dụng, bổ nhiệm và đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Nhu cầu có sự thay đổi trong từng giai đoạn nhiệm vụ chính trị và sự phát triển kinh tế – xã hội, do đó có thành lập mới và có thể giải thể những tổ chức cũ không còn phù hợp.
Với cách làm không tuân theo quy luật cung – cầu thì không thể khắc phục được căn bệnh tổ chức bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc, biên chế đông nhưng không mạnh, chất lượng hiệu quả thấp.
Để thực hiện đúng quy luật cung – cầu, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, từng chức sử dụng và quản lý trực tiếp lao động (phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện) phải thiết lập cho các vị trí công tác cụ thể và số lượng lao động cần cho từng vị trí công tác.
Trong tuyển dụng đội ngũ cán bộ công chức QLNN đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện từ cấp cơ sở đến cấp phòng của từng cấp cần áp dụng quy tắc cạnh tranh trong tuyển dụng thông qua thi tuyển vào từng vị trí công tác. Vị trí, chỉ tiêu, tiêu chuẩn, hồ sơ… tuyển dụng được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cạnh tranh trong sử dụng được thực hiện thông qua hợp đồng lao động có thời hạn và nhận xét, đánh giá hàng năm. Hàng năm, lãnh đạo nhận xét, đánh giá từng người. Người làm tốt sẽ được tăng lương. Người vi phạm kỷ luật lao động, chất lượng, hiệu quả lao động, không đáp ứng được yêu cầu công việc sẽ bị phê bình, giảm lương hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, có nghĩa là tại sự cạnh tranh vị trí công việc. Người lao động phải thường xuyên nghĩ rằng vị trí làm việc của mình luôn có người sẵn sàng thay thế nếu mình làm việc không tốt. Do đó, người lao động phải tự giác chấp hành kỷ luật lao động, chịu khó học tập, phấn đấu vươn lên, lao động với chất lượng và hiệu quả cao.
Áp dụng quy luật cạnh tranh trong các cơ quan hành chính Nhà nước là giải pháp đổi mới tổ chức và phương pháp làm việc khắc phục căn bệnh bảo thủ, trì trệ trong bộ máy Nhà nước.
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong nền kinh tế thị trường thì khách hàng – dân là thượng đế cho nên trong mọi hoạt động công vụ, cán bộ, công chức phải lấy phục vụ nhân dân là mục đích cao nhất. Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: “Việc gì có lợi cho dân thì phải cố gắng làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Khách hàng của các công sở là dân, là những doanh nghiệp, là những nhà đầu tư. Trong toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước từ khâu soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, quy chế, các hồ sơ, thủ tục hành chính đến khâu tổ chức thực hiện phải lấy dân làm gốc, phải dựa vào dân và phải nghĩ đến dân. Dân là đối tượng điều chỉnh và là người chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, thủ tục hành chính, nhưng khi soạn thảo các văn bản: các quy định và tổ chức thực hiện, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp thường nghĩ về mình mà ít nghĩ đến dân nên bày đặt ra quá nhiều các quy định, các hồ sơ, thủ tục hành chính
mới tư duy và phương pháp xây dựng pháp luật sao cho các quy định, hồ sơ, thủ tục đơn giản, dễ hiểu và để thực hiện.
Khi làm việc với dân hay khi dân có việc đến công sở, cán bộ, công chức phải có phong cách “của người bán hàng”: tôn trọng, lắng nghe, niềm nở, lịch thiệp. Dân chưa biết thì hướng dẫn, dân chưa hiểu, chưa thông thì tuyên truyền, giải thích, phải làm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Tất nhiên có những việc vi phạm hoặc trái pháp luật không thể giải quyết được thường gây tâm lý bực bội cho người liên quan, song như cha ông ta đã dạy: “chẳng được miếng thịt, miếng xôi cũng được lời nói cho tôi vui lòng”. Nếu cán bộ, công chức hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu thì dân cứ làm, không cần phép tắc và như thế thì chính quyền cũng không quản lý được.