Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 34 - 37)

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường định kỳ hàng năm; + Phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm để đảm bảo việc kinh doanh lành mạnh và an toàn;

+ Thường xuyên tổ chức tập huấn, tuyên truyền những quy định mới đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

Ngoài các vấn đề cơ bản trên cơ quan nhà nước còn tổ chức các cuộc hội thảo từng chuyên ngành để nắm bắt tình hình phát triển thực tế của các sản phẩm và nhu cầu của xã hội đối với các sản phẩm này và định hướng phát triển của từng sản phẩm trong tương lai; góp phần hoàn chỉnh cơ chế quản lý trong tình hình mới khi Việt Nam là thành viên của WTO; góp phần hoàn chỉnh hệ thống pháp lý cho phù hợp với hệ thống pháp lý quốc tế, những hiệp định song phương, đa phương.

Giữa quản lý hành chính Nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện và quy luật phát triển kinh tế xã hội có mối quan hệ chặt chẽ và tương tác lẫn nhau cụ thể là mối quan hệ cung – cầu khi giá xăng dầu, khí hóa lỏng tăng lên thì kéo theo tất cả các sản phẩm khác tăng lên như dịch vụ vận tải, hàng hóa, lương thực, thực phẩm vì chi phí sản xuất tăng lên và ngược lại, trong đó quy luật phát triển kinh tế - xã hội đóng vai trò chủ đạo, chi phối.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện điều kiện

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

1.3.1.1. Tại Sigapore

Singapore là một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Đông Nam Á, nằm giữa Malaysia và Indonesia. Tổng diện tích tự nhiên là 682,7m2, dân số 4,6 triệu

người; mật độ dân số cao, nguồn tài nguyên khoáng sản không có, nông nghiệp không phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây Singapore có những bước tiến thần kỳ: tốc độ tăng trưởng cao, GDP bình quân đầu người thuộc nhóm đứng hàng đầu thế giới, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống được đầu tư phát triển hiện đại, môi trường sạch đứng thứ nhất Châu Á...

Để có được những thành tựu nêu trên Chính phủ Singapore đã có nhiều chính sách đổi mới, trong đó phải kể đến những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các ngành thương mại, dịch vụ và các ngành nghề được coi là cần những điều kiện nhất định, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế này phát triển mạnh thông qua các cảng biển quốc tế là nơi trung chuyển các loại hàng hóa thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như xăng dầu, khí hóa lỏng... Bởi vi các doanh nghiệp này có khả năng khai thác có hiệu quả các tiềm năng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội khác như: giải quyết việc làm cho lao động, giảm các tệ nạn, cải thiện đời sống người dân...Việc hỗ trợ của Chính phủ không chỉ dành cho các doanh nghiệp trong nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Singapore khi họ đến đăng ký kinh doanh ở đây. Hiện tại số doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại chiếm 99% tổng số doanh nghiệp (số doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện chiếm khoảng 59% trong số doanh nghiệp thương mại); 62% tổng số lao động; 48% tổng số giá trị gia tăng của Singapore.

1.3.1.2. Tại tỉnh Vĩnh Phúc

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 1.538 cơ sở kinh doanh có điều kiện), trong đó có 388 cơ sở lưu trú, 355 cơ sở kinh doanh karaoke, 314 cơ sở cầm đồ, 30 cơ sở kinh doanh dịch vụ massage, 16 cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ, 96 cơ sở in; 325 cơ sở kinh doanh gas, 04 cơ sở sản xuất con dấu;

doanh có điều kiện tăng từ 50 đến 100 cơ sở, chủ yếu là các ngành, nghề kinh doanh lưu trú, karaoke, cầm đồ…

Từ tháng 01/2016 đến tháng 11/2016, lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức 1.498 lượt kiểm tra đối với 1.538 cơ sở kinh doanh có điều kiện, phát hiện 440 cơ sở vi phạm, lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 391 trường hợp với số tiền 915.175.000 đồng.

Trước tình hình đó, ngày 25/12/2015, Giám đốc Công an tỉnh đã ký và chỉ đạo triển khai, thực hiện Quyết định số 01/QĐ-CAT-PV11-PC64 ban hành kèm theo quy trình kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh lưu trú có điều kiện; Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị định số 96/2016/NĐCP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành… nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong công tác này. Qua đó, hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với nhóm các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được tăng cường, tình hình tội phạm đã được kiềm chế, không để tội phạm lộng hành, không để hình thành các băng, nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tệ nạn xã hội đã được ngăn chặn, không để phát sinh thành vấn đề xã hội lớn, tội phạm trên các địa bàn trọng điểm đã được phòng ngừa, phát hiện, triệt xóa ngay từ khi mới manh nha, không để diễn biến phức tạp hơn.

Thực hiện Nghị định số 96/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Chỉ thị số 08/CT-BCA, ngày 19/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ, dịch vụ đòi nợ. Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh có điều kiện cho phù hợp với thực tế, vừa bảo đảm quyền giao dịch dân sự vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ hoạt động này. Tỉnh đã

thường xuyên tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh ở khu dân cư, phát sóng trên truyền hình, cổng thông tin điện tử, tuyên truyền lưu động, treo băng rôn, khẩu hiệu; ký cam kết đến 100% các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, cơ quan, tổ chức về các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện; phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm lợi dụng hoạt động này để người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh biết và nâng cao ý thức cảnh giác, phát hiện tố giác hành vi vi phạm cho cơ quan chức năng để kịp thời xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 34 - 37)