Đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 80 - 92)

kinh doanh có điều kiện

2.3.2.1. Ưu điểm

Trong QLNN đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, huyện Gia Lâm đã thực hiện được việc cải cách thủ tục hành chính nhằm góp phần

thay đổi tư duy quản lý, chỉ đạo và điều hành trong các cơ quan hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, nhất là cấp cơ sở, lấy việc phục vụ tốt các yêu cầu của dân, làm trọng tâm.

Cơ quan quản lý nhà nước đã từng bước kiểm soát được hoạt động kinh doanh của các ngành nghề cần phải có điều kiện kinh doanh từ đó đảm bảo tốt môi trường kinh doanh, an ninh, chính trị trên địa bàn huyện.

Thủ tục đăng ký kinh doanh, đầu tư và hoạt động đã từng bước được chấn chỉnh, củng cố, đi vào ổn định; tổ chức và công dân hạn chế đi lại nhiều nơi, nhiều lần như trước đây. Các TTHC được rà soát, bảo đảm đơn giản, thuận tiện, công khai, minh bạch, thời gian giải quyết được rút ngắn rõ rệt. Các loại hồ sơ được mẫu hóa, in sẵn theo mẫu thống nhất của huyện, có được điều đó là do sự trong đó việc thực thi hiệu quả đề án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”.

Đội ngũ cán bộ, công chức đã có một bước chuyển biến trong phong cách làm việc, từng bước được chuẩn hóa, nâng cao về trình độ, chuyên môn, năng lực phẩm chất, thái độ hòa nhã, vui vẻ, bước đầu có ý thức được vai trò là người công bộc của nhân dân. Việc ứng dụng tin học hóa trong giải quyết công việc đã được quan tâm. Tinh thần trách nhiệm trước công việc được nâng cao và đặc biệt khi đến hạn trả kết quả chưa thực hiện trả được kết quả phải giải thích lý do và xin lỗi người dân bằng văn bản, đây là một bước tiến mới về CCTTHC nhằm hoạt động công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, hiệu quả.

2.3.2.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

- Thứ nhất, về căn cứ pháp lý: Hiện nay, một số văn bản như thông tư 03/2016/TT-BTC ngày 10/5/2016 của Bộ Công Thương hướng dẫn về kinh doanh khí đốt hóa lỏng chưa thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, Luật

xuất, kinh doanh rượu và ngày 14 tháng 9 năm 2017; Bộ Công Thương ban hành thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 về sản xuất, kinh doanh rượu quy định những điều kiện không phù hợp với tình hình thực tế đối với các hộ kinh doanh cá thể.

Hai bộ luật chủ yếu tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thương mại là Luật đầu tư (2014) và Luật doanh nghiệp (2014).

- Thứ hai, Luật Đầu tư đang có một số vấn đề chồng chéo với Luật Doanh nghiệp. Thực tế, hai luật luôn đi đôi với nhau để điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như: thành lập doanh nghiệp, tổ chức quản lý của doanh nghiệp, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp…Tuy nhiên chỉ mới hơn bốn năm kể từ ngày hai luật này có hiệu lực (ngày 26 tháng 11 năm 2014), trong quá trình thực hiện hai luật trên, doanh nghiệp gặp phải rất nhiều vướng mắc. Việc một số quy định trong hai luật mâu thuẫn và chồng chéo nhau làm cho doanh nghiệp lúng túng trong quá trình hoạt động của mình. Nghiên cứu hai luật này chúng ta thấy rằng có rất nhiều vấn đề cần phải làm sáng tỏ để cho hoạt động kinh doanh được điều chỉnh thống nhất, tránh tình trạng doanh nghiệp khó xử khi phải đứng giữa hai luật. Sau khi nghiên cứu hai luật và các văn bản dưới luật có liên quan, chúng tôi có một số phát hiện sau:

Như ta đã biết, phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh Nghiệp là việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp; còn phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư là hoạt động đầu tư nhằm thực hiện mục đích kinh doanh. Rõ ràng phạm vi điều chỉnh về nguyên tắc thì hoàn toàn tách bạch nhau nhưng khi đi vào chi tiết cụ thể thì lại chồng chéo nhau. Liên quan đến vấn đề hoạt động của doanh nghiệp, đáng lẽ ra Luật Đầu tư chỉ cần điều chỉnh việc cấp GCNĐT nhằm xác nhận những ưu đãi mà dự án được hưởng, nhưng trên thực tế Luật Đầu tư lại điều chỉnh cả việc quyền thay đổi ĐKKD tại cơ

quan ĐKKD được hay không? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời vì trong con mắt của Luật Doanh nghiệp thì những doanh nghiệp trên chưa được cấp GCNĐKKD. Rõ ràng việc không tách bạch thẩm quyền của hai Luật này đã dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp. Phải chăng khi soạn thảo 2 luật, ta đã không xem xét đến những vướng mắc của doanh nghiệp khi thực hiện 2 luật.

Luật Đầu tư còn phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài phải xin dự án đầu tư theo Luật Đầu tư và phải thành lập tổ chức kinh tế theo Luật Doanh nghiệp; còn nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần có giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư cũng không vì thế có thể cắt đuôi được các giấy phép khác như: giấy phép xây dựng, giấy phép của cơ quan quản lý đất đai, giấy phép của cơ quan quản lý môi trường và các giấy phép liên quan đến dự án hoạt động của dự án đầu tư đó. Như vậy, giấy chứng nhận đầu tư không thể thay thế được các loại giấy phép trên, vậy thử hỏi doanh nghiệp cần giấy chứng nhận đầu tư để làm gì? Căn cứ theo nguyên tắc mà nói thì đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư tức là đã đủ điều kiện để đầu tư, tức là tất cả các điều kiện về dự án đầu tư đó đều đã hợp pháp. Vậy tại sao lại buộc nhà đầu tư lại phải xin các loại giấy phép khác. QLNN về đầu tư trong trường hợp này đã thống nhất hay chưa?

Điều 65 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định: Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Khoản 2 Điều 59 Luật Chứng khoán quy định: Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Giấy phép này đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

thêm hai từ “đồng thời” là coi như hoàn thành việc vô hiệu lực từng phần Luật Doanh nghiệp để giành lấy quyền đăng ký kinh doanh cho ngành mình, làm cho Luật Doanh nghiệp trở nên mất tác dụng. Hệ quả tất yếu của việc này không khác gì hơn là sự rối loạn, không thống nhất trong việc quản lý của các doanh nghiệp ở tầm vĩ mô. Thông tin về doanh nghiệp không được quản lý thống nhất: Bộ kế hoạch và đầu tư thì quản lý các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Bộ Tài chính thì quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm. Mỗi bộ chuyên ngành giành quyền quản lý các doanh nghiệp mà mình cấp giấy phép hoạt động bằng quy định giấy phép hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đáng lẽ ra nhiệm vụ chủ yếu của các bộ chuyên ngành này chỉ nên dừng lại ở việc cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp, còn quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là của cơ quan đăng ký kinh doanh, phục vụ lợi ích chung cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, không thể không tự đặt câu hỏi hai chữ “đồng thời” ở đây có nghĩa là gì? Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (NXB Đà Nằng, 1997) thì “đồng thời” có nghĩa là: (hai việc xảy ra hoặc hai tính chất tồn tại) cùng trong một thời gian.

Với thực tế đang xảy ra hiện nay thì có thể hiểu giấy phép hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do các cơ quan chủ quản cấp có hai giá trị: giá trị thứ nhất là nó bảo đảm việc hoạt động của doanh nghiệp là hợp pháp và giá trị thứ hai là nó xác nhận tư cách pháp nhân cho một doanh nghiệp. Chúng ta không tài nào hiểu nổi tại sao một giấy phép hoạt động lại có thể có quyền năng này trong khi doanh nghiệp đó chưa được đăng ký kinh doanh. Việc dùng chữ đồng thời ở đây quả là một công đôi việc, vừa cấp phép hoạt động cho doanh nghiệp, vừa tiếm quyền của cơ quan đăng ký kinh doanh. Hậu quả của việc này là một tương lại có thể dễ dàng dự báo

được, đó là sự chồng chéo trong vấn đề quản lý doanh nghiệp. Không biết rằng một doanh nghiệp đã được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, sau đó lại được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm sẽ so cơ quan nào quản lý: Bộ kế hoạch và đầu tư hay Bộ tài chính?

Một hệ quả nữa mà hai từ “đồng thời” mang lại là việc doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, vừa hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, vừa hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, vừa hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, vừa hoạt động đầu tư trong trong lĩnh vực dầu khí sẽ được đăng ký kinh doanh như thế nào? Cơ quan nào sẽ quản lý doanh nghiệp này? Việc lập chi nhánh của doanh nghiệp này sẽ do cơ quan nào cấp phép? Không biết liệu cơ quan đăng ký kinh doanh có đồng ý cho doanh nghiệp lập chi nhánh hay không khi mà doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh mà chỉ có các loại giấy phép hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Một ví dụ khác nữa để làm rõ hơn sự rắc rối mà hai chữ “đồng thời” này mang lại đó là: Tỉnh này cấp GCNĐT đồng thời là GCNĐKKD, doanh nghiệp sang tỉnh khác lập chi nhánh thì không được chấp nhận. Lý do là doanh nghiệp đã không thực hiện việc ĐKKD theo quy định của Luật doanh nghiệp. Cơ sở pháp lý mà cơ quan ĐKKD viện dẫn là khoản 3 Điều 50 Luật đầu tư. Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật này. Hậu quả là doanh nghiệp bị trả hồ sơ về làm lại. Khi doanh nghiệp về tỉnh đã cấp GCNĐT đồng thời là GCNĐKKD thì tỉnh trả lời là đã thực hiện đúng thủ tục đầu tư theo Khoản 1 Điều 6. Chúng ta coi giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy chúng ta có thể coi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là giấy phép hoạt động có

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xác lập địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh, tức là doanh nghiệp, trong khi giấy chứng nhận đầu tư chỉ xác lập tính hợp pháp của hành vi kinh doanh của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đầu tư gắn liền với một dự án, còn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn liền với một doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó có nhiều dự án. Cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời với giấy chứng nhận đang ký kinh doanh có nghĩa là đã đồng nhất một dự án với một doanh nghiệp.

Giấy phép hoạt động do cơ quan chủ quản cấp có giá trị như là một bảo đảm pháp lý cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một số lĩnh vực cần phải xin phép, cần có điều kiện kinh doanh. Giấy phép này khẳng định doanh nghiệp đã có đủ điều kiện để hoạt động trong lĩnh vực đó. Giấy phép này không thể có đủ quyền năng để xác lập tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có tư cách pháp nhân khi được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,

Thứ ba, hiện nay có tình trạng các bộ, ngành đang tìm cách đưa vào luật, pháp lệnh, nghị định những giấy phép mới đang “gặm nhấm” Luật doanh nghiệp.

Hai trong bốn nội dung quan trọng nhất của bản tổng kết sáu năm thi hành Luật doanh nghiệp là đánh giá “hệ thống” cơ quan đăng ký kinh doanh và cải cách giấy phép kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện “thông thạo hơn” được một trong bốn nhiệm vụ được giao. Còn giấy phép kinh doanh thị lại đang “trỗi dậy một làn sóng mới”

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các cơ quan đăng ký kinh doanh (ĐKKD) có bốn nhiệm vụ chính là: giải quyết việc ĐKKD, hướng dẫn người ĐKKD về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về Doanh nghiệp và kiểm tra, giám sát Doanh nghiệp hoạt động theo nội dung đã ĐKKD.

Sau bốn năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, chỉ có nhiệm vụ thứ nhất được thực hiện “thông thạo”, ba nhiệm vụ còn lại gần như chưa có sự cải thiện nào đáng kể. Ngay ở nhiệm vụ thứ nhất cũng có nhiều hạn chế.

Đó là các cơ quan ĐKKD cũng chưa đồng nhất, có việc làm được ở nơi này nhưng lại không làm được ở nơi kia. Cơ chế “một cửa” chỉ mang tính hình thức, nhiều khi phản tác dụng…

Việc hướng dẫn về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì không có phòng ĐKKD nào có thể thực hiện được. Lý do: hiện không có thống kê có bao nhiêu ngành nghề thuốc dạng này và điều kiện kinh doanh đó là gì.

Giải quyết trường hợp này, các phòng ĐKKD chỉ nói một cách chung chung là: “Doanh nghiệp chỉ hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ điều kiện quy định của pháp luật”.

Về hệ thống thông tin Doanh nghiệp, hiện chưa thể tra cứu thêm trên mạng một cách rộng rãi. Muốn có thông tin, người ta phải trực tiếp đến các phòng ĐKKD hoặc Trung tâm thông tin Doanh nghiệp – Cục phát triển Doanh nghiệp. Những dữ liệu về Doanh nghiệp hiện đang lưu giữ riêng rẽ và thủ công tại mỗi địa phương.

Có nơi đã nhập vào máy tính nhưng phần mềm sử dụng lại không thống nhất. Nhiệm vụ giám sát Doanh nghiệp và hộ kinh doanh thì không chỉ không đáp ứng được yêu cầu mà còn gây những “phản ứng phụ” nguy hiểm.

Đó là nhiều nơi còn tư duy: cơ quan ĐKKD phải chịu tiêu cực do Doanh nghiệp nhà nước gây nên (nếu có). Chính vì sức ép không đáng có và rất sai lầm này khiến cơ quan ĐKKD tự lui vào “thế thủ an toàn”. Hệ lụy là người ĐKKD lại bị gây phiền hà. Một số nội dung thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh còn rườm rà, phức tạp, buộc phải qua nhiều tầng nấc bất hợp lý, thẩm quyền quyết định của UBND các cấp nhiều chỗ không rõ ràng, cụ thể; cho nên đã không giải quyết được dứt điểm công việc của dân, tổ chức

Công tác tuyên truyền pháp luật của Nhà nước về các hoạt động kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực thương mại chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mực, một số cán bộ, công chức nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện chưa đúng nên việc thực hiện có lúc có hiệu quả chưa cao, vẫn còn trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Trình độ cán bộ, công chức quản lý trong lĩnh vực này còn hạn chế nên hoạt động quản lý nhà nước còn chậm đạt hiệu quả thấp.

Khối lượng công việc liên quan đến việc quản lý nhà nước đối với quản lý nhiều, chế độ trách nhiệm cụ thể khi bị sai sót, chế độ chính sách tiền lương, đãi ngộ chưa phù hợp tình hình kinh tế hiện nay, chưa có cơ chế thích ứng để thu hút đội ngũ cán bộ, công chức trẻ về cơ sở làm việc nên có phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 80 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)