Thứ tư, trong nền kinh tế thị trường mở cửa những thách thức đặt ra yêu cầu cần có sự điều tiết và khắc phục những mặt trái của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thực tế chỉ ra rằng, bản thân các ngành nghề kinh doanh có điều kiện không thể tự điều chính trong nhiều trường hợp dẫn đến cản trở các mục tiêu phát triển đã đề ra. Và ngay bản thân các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện cũng chưa thể tự giải quyết các vẫn đề phát sinh như môi trường kinh doanh, hợp đồng kinh doanh...
1.1.5. Những về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ngành nghề kinh doanh có điều kiện
1.1.5.1. Các yếu tố khách quan
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị – pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Môi trường này nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh… của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bên cạnh đó còn có các yếu tố sau:
- Thứ nhất, yếu tố kinh tế: Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của nhà nước tới nền kinh tế nói chung. Thông thường các ngành nghề kinh doanh
có điều kiện sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các lĩnh vực cụ thể nào. Trong đó cần quan tâm đến: Tình trạng của nền kinh tế: bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình; Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: lãi suất, lạm phát,...; Các chính sách kinh tế của chính phủ và địa phương: luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của địa phương, các chính sách ưu đãi cho các ngành: giảm thuế, trợ cấp….; Triển vọng kinh tế trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư…
- Thứ hai, yếu tố văn hóa – xã hội: Mỗi địa phương đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập… khác nhau:
+ Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống; + Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập;
+ Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống; + Điều kiện sống;
Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại,… Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp
cũng như công tác marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Thứ ba, yếu tố công nghệ: Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện yếu tố công nghệ như bản quyền công nghệ, đổi mới công nghệ, khuynh hướng tự động hoá, điện tử hoá, máy tính hoá…đã làm cho chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn, sản phẩm mới ra đời có tính năng tác dụng tốt hơn nhưng chi phí sản xuất lại thấp hơn. Bởi vậy các ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải quan tâm theo sát những thông tin về kỹ thuật công nghệ, ngày nay công nghệ mới từ những phát minh, ở phòng thí nghiệm đều đưa ra sản phẩm đại trà, đưa sản phẩm ra thị trường tốn rất ít thời gian, là cơ hội cho việc ở thời kỳ khởi sự kinh doanh, họ có thể nắm bắt ngay kỹ thuật mới nhất để gặt hái những thành công lớn, không thể thua kém những doanh nghiệp đã có một bề dày đáng kể. Các yếu tố kỹ thuật công nghệ cần phân tích:
+ Mức độ phát triển và nhịp độ đổi mới công nghệ, tốc độ phát triển sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đang hoạt động.
+ Các yếu tố môi trường vĩ mô có tác động lẫn nhau và có vai trò quan trọng đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Thứ tư, yếu tố hội nhập quốc tế: ở nước ta, những thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra những thế và lực mới cả bên trong lẫn bên ngoài. Quan hệ đối ngoại của nước ta hiện nay với các nước, các tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ được mở rộng hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay xu thế hoà bình, ổn định, độc lập, hợp tác để phát triển là xu thế chung đó chính là thời cơ lớn. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, việc thực hiện đường lối đối ngoại đã góp phần đưa huyện Gia Lâm có những bước phát triển mạnh mẽ đặc biệt là về kinh tế - xã hội. Quá trình hội nhập ngoài việc tăng vị thế huyện Gia Lâm cũng đã thu hút được một số
lượng đáng kể vốn đầu tư; tiếp thu những thành tựu mới về khoa học, công nghệ cũng như kinh nghiệm và kỹ năng quản lý. Xây dựng một đội ngũ công chức, viên chức huyện và đội ngũ quản lý kinh doanh từng bước thích ứng với điều kiện và môi trường mới tạo tiền đề để tham gia một cách tích cực hơn, chủ động hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Môi trường kinh doanh ở huyện Gia Lâm tuy đã được cải thiện đáng kể song về nhiều mặt còn hạn chế như hệ thống pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đủ rõ ràng và nhất quán. Các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện chỉ chú trọng vào tính kinh tế của hàng hoá mà ít được chú trọng vào tính xã hội của hàng hoá như một số nước văn minh, hiện đại ngày nay. Bộ máy hành chính còn nhiêu khê, nhũng nhiễu, quan liêu; tệ tham nhũng có phần tinh vi, phức tạp hơn. Do vậy, để khắc phục những khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc đổi mới công tác quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện chính là một yêu cầu cấp thiết cần phải thực hiện.
1.1.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Thứ nhất, bộ máy quản lý nhà nước về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Việc tổ chức tốt một bộ máy triển khai có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, ở cấp Trung ương nước ta có bộ máy đầu mối, chuyên trách về thực hiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Quản lý đăng ký kinh doanh). Cục Quản lý đăng ký kinh doanh được thành lập ngày 09/9/2010 theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg
kinh doanh thực hiện theo Quyết định số 1899/QĐ-BKH ngày 08/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cơ cấu tổ chức của Cục gồm 6 đơn vị, các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị được quy định tại Quyết định số 135/QĐ- ĐKKD ngày 08/8/2011 của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh. Các đơn vị thuộc Cục có mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp và gắn kết đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Cục và Bộ trong công tác quản lý đăng ký doanh nghiệp. Ở cấp địa phương, cơ quan quản lý trực tiếp quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều là Phòng tài chính và Kế hoạch phối hợp với Công an huyện. Việc tổ chức bộ máy chuyên trách trong công tác quản lý nhà nước về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là thực sự cần thiết, đây là cơ quan đảm nhận chức năng nghiên cứu, tham mưu cho địa phương các cơ chế, chính sách quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như xây dựng văn bản pháp luật quy phạm pháp luật, đề xuất việc tổ chức bộ máy quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại địa phương, kiến nghị cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan và xây dựng quy định về kiểm tra, giám sát, tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho các địa phương.
- Thứ hai, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước: Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản pháp luật quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, độ ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý đòi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, có kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, ngoài việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ
cán bộ công chức nhà nước phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý cử các cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức các chương trình tọa đàm, trao đổi nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế.
Như vậy, năng lực, trình độ của các cán bộ công chức là yếu tố quan trọng góp phần thành công vào công tác quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do vậy, việc đào tạo con người nói chung hay đội ngũ cán bộ công chức nói riêng cần được quan tâm, chú trọng.