Về hệ thống chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 50 - 53)

Trước hết phải khẳng định, hệ thống cơ chế chính sách QLNN đối với doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện trong thời gian qua đã được Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành đồng bộ, liên tục sửa đổi, hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Vì vậy, đã góp phần ngày càng hoàn thiện hơn các cơ chế, chính sách tài chính, hạn chế rủi ro, thất thoát trong quản lý, đầu tư vốn tại các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. Hệ thống cơ chế chính sách tài chính các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện đã được hình thành và đang dần được hoàn thiện thống nhất với mọi thành phần kinh tế, góp phần tạo lập

môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các ngành nghề. Các chính sách hỗ trợ ngành nghề kinh doanh có điều kiện được điều chỉnh theo hướng tất cả mọi loại hình kinh doanh có điều kiện đều được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Sự đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách trong thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm thiểu can thiệp hành chính của cơ quan QLNN, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong hoạt động kinh doanh. Khuyến khích các ngành nghề kinh doanh có điều kiện nâng cao chất lượng quản trị, năng lực cạnh tranh, công khai minh bạch thông tin thích ứng với điều kiện hội nhập.

Điều này được cụ thể hóa thông qua sự ra đời của Luật Đầu tư 2014. Đây là một bước đột phá mạnh mẽ về các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh. Lần đầu tiên trong văn bản cấp Luật, mục tiêu khi quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh được xác định rõ ràng. Bên cạnh việc xác định mục tiêu, Luật Đầu tư 2014 còn đưa ra Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo đó, 243 ngành, nghề trong Danh mục là những ngành, nghề, khi thực hiện kinh doanh sẽ tác động đến lợi ích công cộng, đến mức buộc Nhà nước phải can thiệp bằng điều kiện kinh doanh. Trong đó, hiện có khoảng 3.407 điều kiện kinh doanh chia theo các ngành nghề kinh doanh. Nhìn tổng thể, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sửa đổi năm 2016 đã thể hiện được tinh thần cải cách, thúc đẩy quyền tự do kinh doanh của DN, nhất quán với các chính sách tạo thuận lợi cho DN, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh trong các Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN

Có thể thống kê số lượng văn bản hiện nay Phòng Văn hóa Thông Tin huyện Gia Lâm đang sử dụng để quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về văn hóa bao gồm:

Bảng 2.5. Số lượng văn bản huyện Gia Lâm đang áp dụng trong quản lý kinh doanh có điều kiện về văn hóa trên địa bàn năm 2017

Đơn vị ban hành Số lượng (Văn bản) Tỷ lệ (%)

Huyện Gia Lâm 01 2,22

Thành phố Hà Nội 02 16,67

Trung Ương 12 81,81

Tổng 15 100

(Nguồn: Phòng Văn hóa thông tin huyện Gia Lâm) Tồn tại, hạn chế:

Qua nghiên cứu, có thể thấy khung pháp luật điều chỉnh hoạt động của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện còn một số hạn chế sau đây:

- Các vấn đề phát sinh trong việc tổ chức, hoạt động của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyền kiểm tra giám sát của nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật.

- Những quy định điều chỉnh việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện còn sơ sài, chưa đầy đủ, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Chính vì vậy, nhiều vấn đề phát sinh trong hoạt động của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện này chưa có pháp luật để điều chỉnh.

- Trong danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện này vẫn còn nhiều ngành, nghề không phù hợp, trong đó, một số ngành, nghề không có tác động đáng kể tới lợi ích công cộng. Hầu hết các ngành, nghề này đều mang “dáng dấp” của hoạt động kinh doanh thông thường. Những rủi ro,

nếu có sẽ tác động đến các chủ thể tư và chủ thể này đã có hệ thống pháp luật tư bảo vệ... Một số ngành, nghề khác có thể thay bằng biện pháp quản lý khác thay vì điều kiện đầu tư kinh doanh. Những ngành này cần sự quản lý của Nhà nước bởi điều kiện kinh doanh không phải là công cụ quản lý tốt nhất. Tiêu biểu như quản lý bằng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định quản lý quá trình kinh doanh hay quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra...

Có thể kể đến việc quản lý ngành xuất khẩu gạo, chỉ cần quản lý bằng các quy định về cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu, yêu cầu dự trữ lưu thông… nên không nhất thiết phải quản lý bằng điều kiện kinh doanh…

Ngoài ra, nhiều ngành, nghề khác trong danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện không rõ tính đặc thù so với các ngành nghề kinh doanh thông thường cùng loại; có phạm vi kiểm soát quá mức cần thiết. Đặc biệt, có ngành, nghề thuộc danh mục nhưng lại không phải là ngành, nghề kinh doanh. Tóm lại, những tồn tại trong việc quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đang đặt ra nhiều thách thức đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế nước ta, đòi hỏi các ngành, các cấp cần sớm có những giải pháp để rà soát và rút gọn hơn nữa các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ DN phát triển...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 50 - 53)