Với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 112)

Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Cần hoàn chỉnh ngay một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thương mại sau đây:

Về cơ sở pháp lý thông tư 19/2016/TT-BCT ngày 22/3/2016 của Bộ Công Thương hướng dẫn về kinh doanh khí đốt hóa lỏng theo Luật Thương mại năm 1997 chưa thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh doanh mới, khi Luật Thương Mại năm 2005 được ban hành.

Chính phủ ban hành nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu quy định không hợp lý về điều kiện kinh doanh đối với các hộ kinh doanh cá thể cụ thể về điều kiện về môi trường.

Ngoài ra, một số Luật còn chồng chéo nhau làm ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh trong đó có các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thương mại. Hệ thống pháp lý cần thống nhất, minh bạch rõ ràng và thay đổi dần phù hợp với hệ thống pháp lý quốc tế. Để thống nhất trong việc quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để cho việc quản lý doanh nghiệp phù hợp với thực tế hiện nay, trong bối cảnh một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa ngành nghề mà mỗi ngành nghề lại do các cơ quan khác nhau quản lý, chúng ta cần phải quán triệt một số quan điểm sau đây:

- Cần phải trả lại thẩm quyền đăng ký kinh doanh cho Luật Doanh Nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Các cơ quan khác chỉ có chức năng kiểm soát điều kiện hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực mình phụ trách.

- Ban hành một văn bản hướng dẫn thực hiện áp dụng thống nhất về đăng ký kinh doanh đối với tất cả các ngành nghề, không để tình trạng các luật chuyên ngành lấn sân Luật Doanh nghiệp và luật thương mại, tạo ra sự chồng chéo trong việc quản lý doanh nghiệp.

Xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh, thiết lập hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện và đổi tên là: Cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

Cấp Trung ương là Tổng cục Đăng ký doanh nghiệp Cấp Tỉnh là Chi cục đăng ký doanh nghiệp

Cấp Huyện là Phòng đăng ký doanh nghiệp

Hệ thống cơ quan đăng ký doanh nghiệp nên trực thuộc Chính phủ để có thể quản lý được doanh nghiệp một cách có hệ thống.

Coi việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp các loại giấy phép hoạt động là những hoạt động độc lập với việc đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Nhận thức rõ ràng việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là nhằm xác lập tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp. Nó hoàn toàn khác với việc cho phép doanh nghiệp hoạt động trong một ngành nghề, lĩnh vực nào đó.

Thực hiện thống nhất tư duy đã hoạt động kinh doanh trước tiên phải đăng ký kinh doanh để xác lập tư cách pháp nhân của chủ thể kinh doanh sau đó cấp giấy phép hoạt động ngành nghề gì thì cấp.

Dự kiến kết quả đạt được:

Xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật thống văn bản pháp luật thống nhất như Luật thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn dưới Luật để điều chỉnh thống nhất hoạt động đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thương mại;

Sớm bãi bỏ các văn bản hết hiệu lực thi hành như các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật cũ khi Luật mới được ban hành;

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, là chương cuối của luận văn, học viên đã nêu lên quan điểm, phương hướng quản lý nhà nước đối với kinh doanh các ngành nghề có điều kiện trên cấp huyện.

Trong chương này, luận văn dưa ra một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại huyện Gia Lâm nói riêng và các huyện nói chung.

KẾT LUẬN

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những hình thức cung ứng những dịch vụ và hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế huyện Gia Lâm. Hoạt động này hiện diện ở khắp các khu vực và được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng, chấp nhận như một nhu cầu không thể thiếu. Các loại hoạt động kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề kinh doanh lành mạnh, phù hợp với thu nhập của người lao động.

Tuy nhiên, bất kỳ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện nào cũng đều có hai mặt tích cực và tiêu cực. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải tăng cường quản lý Nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở cấp huyện hiệu lực và hiệu quả. Gia Lâm là huyện nằm ở cửa ngõ của thủ đô, nơi tập trung nhiều dân cư sinh sống và học tập vì vậy việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện để ngăn chặn đẩy lùi một số loại hình hoạt động kinh doanh có điều kiện không lành mạnh, biến tướng thành tệ nạn xã hội là vô cùng cần thiết. Trong thời gian qua, huyện Gia Lâm đã thực hiện khá tốt công tác quản lý Nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Đầu tư chú trọng tới công tác lập kế hoạch; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh có điều kiện đặc biệt là các cơ sở kinh doanh karaoke và internet; Tích cực tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật và những quy định của Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh... Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những khó khăn nhất định đó là: Hệ thống văn bản quản lý hiện nay quá nhiều gây khó khăn cho công tác quản lý mà địa phương lại

các cơ sở kinh doanh karaoke còn gặp khó khăn....Nguyên nhân chính của tình trạng trên là trình độ nhận thức của chủ cơ sở kinh doanh còn hạn chế; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn chồng chéo...

Trước những thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện huyện Gia Lâm, chúng tôi đã đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao tính chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kinh doanh có điều kiện. Bên cạnh đó cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ cơ sở kinh doanh có điều kiện phát triển ổn định, lâu dài theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo hài hòa lợi ích của cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của cộng đồng.

Thông qua hoạt động thực tiễn, cần tổng kết đánh giá khẳng định những đóng góp của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện; phân tích những tồn tại, rút ra bài học kinh nghiệm, sàng lọc để lựa chọn ra những mô hình hoạt động hiệu quả. Đồng thời, trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, phương hướng, đặc biệt là các giải pháp trong thời gian tới để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi các cấp, các ngành, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế từ huyện đến thị trấn, xã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tham mưu, đề xuất và thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao công tác quản lý dịch vụ văn hóa, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Hoàng Tuấn Anh (2014). Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về văn hóa hiện nay. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2016 tại http://tapchiqptd. vn/zh/nhung-chu-truong-cong-tac-lon/tang-cuong-cong-tac-quan-ly-nha- nuoc-ve-van-hoa-hien-nay/6049.html;

2. Bộ Luật Hình sự - nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 3. Bộ Luật Dân sự - nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

4. Bộ Văn hóa Thể dục và Du lịch (2012). Thông tư số 07/2012/TT- BVHTTDL sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 04/2009/TT- BVHTTDL;

5. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2006). Thông tư số 54/2006/TT-BVHTT hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường, Hà Nội;

6. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2009). Chỉ thị 215/CT-BVHTTDL về thực hiện nghị định 103/2009/NĐ-CP;

7. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2009). Thông tư số 04/2009/TT- BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định một số chi tiết thi hành một số quy định tại quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Hà Nội;

8. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010). Thông tư số 09/2010/TT-BVHDL quy chế chi tiết thi hành một số quy định tại nghị định 75/2010/NĐ-CP;

9. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013). Văn bản hợp nhất Ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Hà Nội;

10.Bộ văn hóa thông tin (2006). Thông tư số 69/TT- BVHTT ngày 28/8/2006 Hướng dẫn thực hiện một số quy định về kinh doanh vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử;

11.Chỉ thị số 17/2005/CT-TTG ngày 25 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính Phủ về Việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán Bar, nhà hàng, karaoke, vũ trường;

12.Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2006). Nghị định số 11/NĐ – CP ngày 18/01/2006 về việc Ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa;

13.Cổng thông tin điện tử UBND huyện Gia Lâm (2016). http://gialam .gov.vn/gialam/portal/;

14.TS. Nguyễn Đình Cung - quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh, Báo Lao Động điện tử (http://laodong.com.vn), số 50/2014;

15.Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế, cục Cảnh sát Điều tra tội phạm, Các báo cáo về TTXH...;

16.Mai Ngọc Cường (2006). Lịch sử các học thuyết kinh tế. NXB Đại học Kinh tế quốc dân;

17.Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn (2014). Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội;

18.Hải Đăng (2015). Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hóa công cộng. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2016 tạihttp://baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=75&modid=386&ItemID=95 182;

19.Nguyễn Quang Hạnh, Nguyễn Văn Lịch (2006). Kinh tế chính trị Mac - Lê nin. Sách hướng dẫn học tập lưu hành nội bộ trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông;

21.Học viện Hành chính Quốc gia (2002); Từ điển thuật ngữ Hành chính;

22.Học viện Hành chính Quốc gia (2010), Giáo trình quản lý học đạ cương, NXB Khoa học và Kỹ thuật;

23.Nguyễn Thu Linh (2004). Giáo trình Quản lý Nhà nước về văn hóa, y tế, giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;

24.Luật Doanh nghiệp - nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 25.Luật Lao động - nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 26.Luật Kinh tế - nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

27.Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 về đăng ký kinh doanh; 28.Nghị định 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định điều

kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT (thay thế Nghị định 08/2001/NĐ-CP);

29.Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật thương mại và hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; 30.Nghị định 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề;

31.Nghị định 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

32. Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội;

33.Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin;

34. Thông tư 45/2009/TT - BCA ngày 14/7/2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP;

36.Phòng Kinh tế, Phòng Văn hóa thông tin, Phòng Tài chính huyện Gia Lâm, báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Gia Lâm, 2015, 2016, 2017;

37.Quyết định 584/2010/QĐ-BCA quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH thuộc Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội - Bộ Công an; 38.PGS.TS Nguyễn Văn Thanh (2013). Bài giảng Marketing dịch vụ, Trường

Đại học Bách Khoa, Hà Nội;

39.Phan Văn Tú và cộng sự (1998). Quản lý hoạt động văn hóa. NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội;

40.Hồ Văn Vĩnh (2006). “ Thương mại dịch vụ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tạp chí Cộng sản điện tử số 108;

41.Ủy Ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2001). Quyết định 92/2001/QĐ-UB về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận, huyện, Hà Nội;

42.Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015- 2020;

43.TS. Lương Minh Việt (2014), Giáo trình quản lý nhà nước về Kinh tế;

Tài liệu nước ngoài

44.Simons James - Christopher Nobes, The Economics of Taxation – Principles, Policy anh Pratice, Pear Education, 2000.

45.Eleanor Brown – Robert L. More, Readings, Issues, and Problems in Public Finance, Irwin, 1996.

46.Glenn W.Fisher, Financing Illinois Government, University of Illonois Press Ubarana, 1960.

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHU LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ

(Dành cho Cán bộ Phòng chuyên môn tại huyện, xã)

Phiếu số…... ngày phỏng vấn:………...

I. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN: 1. Họ và tên cán bộ được phỏng vấn:...

2. Tuổi: ... 3. Giới tính: ...

4. Tên cơ quan/đơn vị công tác: ...

5. Chức vụ:...

II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 6. Xin ông/bà cho biết về tình hình quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh có điều kiện cụ thể là kinh doanh nhà hàng karaoke trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay? ... ... ... ... ... ... ...

7. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh có điều kiện cụ thể là kinh doanh nhà hàng karaoke địa bàn huyện hiện nay ? 7.1 Yếu tố khách quan: ...

7.2 Yếu tố chủ quan:

...

...

...

...

8. Sự gắn kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước và hộ kinh doanh nhà hàng karaoke ... ... ... ... ...

III. CÁC CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 9. Địa phương có chính sách/qui định quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh có điều kiện cụ thể là kinh doanh nhà hàng karaoke?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)