kiện tại huyện Gia Lâm trong thời gian tới
3.1.1. Dự báo những khó khăn và thách thức trong hoạt động kinh doanh có điều kiện trong thời gian tới tại huyện Gia Lâm
Năm 2010 là năm cuối cùng triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010; đây là năm thứ 3 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là năm hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, có tầm quan trọng để đạt mức tăng trưởng góp phần kết thúc cho cả giai đoạn 2010 -2020.
Qua kết quả thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 2018 và dự kiến tình hình phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm, dự báo những năm tới các ngành kinh doanh có điều kiện của huyện sẽ có những yếu tố thuộc lợi và thách thức sau:
a. Thuận lợi
Kinh tế thế giới sẽ phục hồi vào năm 2018 do các kế hoạch tài chính phát huy hiệu quả tốt.
Mặc dù phải chịu tác động bất lợi của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng khoảng 5,5% vào năm 2017 (dự báo của ADB).
Với tư cách là thành viên của WTO, Việt nam sẽ tiếp tục tạo thêm cơ hội trong việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế và huy động được nguồn lực tà bên ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế.
Đối với huyện Gia Lâm, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn về suy thoái kinh tế, sức ép cạnh tranh, song kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển. Dự ước tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 của huyện sẽ vào khoảng 11%.
b. Thách thức
Khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế nước ta, đặc biệt là nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng vẫn chưa thể tăng mạnh trở lại, làm cho sản xuất trong nước của ta theo đó cũng tăng trưởng thấp do thị trường tiêu thụ phục hồi chậm.
Các rào cản về kỹ thuật nhằm bảo hộ mậu dịch của nước ngoài như đạo luật an toàn về giày cho người tiêu dùng, đạo luật cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA) đối với ngành dệt may, đạo luật hóa chất và an toàn hóa chất, quy định về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nguồn lợi thủy sản...
Nền kinh tế nước ta có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, dự báo kinh tế các nước Châu Á cũng sẽ phục hồi. Điều này gây lo ngại cho xuất khẩu của ta vì các nước cùng xuất khẩu như nhau, nếu các nước Châu Á phục hồi nhanh thì sức cạnh tranh với ta càng quyết liệt hơn trong khi nhu cầu của thị trường tiêu thụ chưa tăng.
Đối với huyện, một số yếu tố tác động sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm như:
+ Khan hiếm nguyên liệu chế biến, thị trường xuất khẩu giảm, giá xuất khẩu không tăng, nhu cầu tiêu thụ giảm, giá điện, xăng, vật tư liên tục tăng giá...
+ Thị trường bán lẻ nước ngoài phát triển mạnh sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên sản phẩm hàng hóa của huyện sức cạnh tranh còn yếu, công nghệ chất xám và giá trị gia tăng trong sản phẩm còn thấp; chưa xây dựng được nhiều thương hiệu có uy tín trên thị trường, vì thế sẽ rất khó khăn trong việc phát triển và chi phối thị trường bán lẻ sang các khu vực phụ cận khác.
+ Các doanh nghiệp của huyện đa phần đều có quy mô vốn vừa và nhỏ nên sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng
nghiệp mặc dù rất được lợi nhuận trước mắt nhưng không có vốn để đầu tư phát triển sản xuất.