Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 28 - 34)

cán bộ quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng

Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ưu đãi NCC; Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về ưu đãi NCC; các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện QLNN đối với NCC. UBND các cấp thực hiện QLNN đối với NCC trong phạm vi địa phương mình; cơ quan LĐ-TB&XH địa phương giúp UBND cùng cấp trong việc thực hiện QLNN đối với NCC tại địa phương.

Phân cấp QLNN là sự phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa khối lượng và tính chất thẩm quyền với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp nhằm tăng cường chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động QLNN. Trong lĩnh vực NCC việc phân cấp được quy định trong các văn bản pháp luật cụ thể:

Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận, tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi NCC thuộc Bộ Quốc phòng quản lý; hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật trong việc xác lập hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi NCC thuộc Bộ Quốc phòng quân lý.

Bộ Công an hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận, tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi NCC thuộc Bộ Công an quản lý; điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật trong việc xác lập hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi NCC.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn việc lập, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách

ưu đãi NCC; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc miễn, giảm thuế đối với NCC và hỗ trợ cơ sở vật chất, nguồn vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh; bảo đảm ngân sách thực hiện chế độ ưu đãi NCC; kiểm tra, thanh tra việc sử dụng ngân sách thực hiện chế độ ưu đãi NCC.

Bộ Y tế hướng dẫn, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, BHYT đối với NCC; ban hành danh mục bệnh tật, dị dạng, dị tật do nhiễm CĐHH để xác nhận người HĐKC và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH; hướng dẫn, quy định về tiêu chuẩn thương tật, bệnh tật, dị dạng, dị tật và tổ chức khám, giám định đối với thương binh, bệnh binh, người HĐKC bị nhiễm CĐHH và con của họ; hướng dẫn phương pháp tổng hợp tỷ lệ trong khám giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với NCC, thân nhân liệt sĩ bảo đảm phù hợp với hoàn cảnh, công lao đóng góp của từng nhóm đối tượng và khả năng ngân sách.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện chế độ ưu tiên, ưu đãi trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bằng các hình thức ưu tiên giúp đỡ về giống cây trồng, vật nuôi, thủy lợi phí, chế biến nông sản, lâm sản, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; ưu đãi trong khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến diêm và phát triển ngành nghề ở nông thôn đối với NCC và thân nhân liệt sĩ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính bố trí nguồn lực thực hiện chế độ ưu đãi quy định tại Nghị định này.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi đối với người sử dụng đất là NCC, thân nhân liệt sĩ; đất dành riêng cho các công trình ghi công liệt sĩ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh, bệnh

binh, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho thương binh, bệnh binh và những NCC khác.

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện việc ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo đối với NCC và con của họ tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hướng dẫn các trường học thuộc hệ thông giáo dục quốc dân tham gia chăm sóc, giữ gìn các công trình ghi công liệt sĩ.

Bộ Nội vụ hướng dẫn thủ tục tặng Kỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày và khen thưởng đối với NCC [10].

Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở LĐ-TB&XH thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng LĐ-TB&XH thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định Sở LĐ-TB&XH cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh QLNN đối với NCC trên địa bàn tỉnh với nhiệm vụ và quyền hạn: Trình UBND cấp tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về NCC phạm vi QLNN của Sở LĐ-TB&XH; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đối với NCC; hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC, các công trình ghi công liệt sĩ; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ theo phân cấp trên địa bàn; chủ trì, phối hợp tổ chức công tác tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ; thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ; thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ; tham gia Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh về giám định thương tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật đối với NCC; quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi

đối với NCC và thân nhân của họ; hướng dẫn và tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; quản lý và sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cấp tỉnh.

Đội ngũ cán bộ công chức QLNN trong lĩnh vực NCC cấp tỉnh gồm:

UBND cấp tỉnh: Chủ tịch UBND phụ trách chung; Phó Chủ tịch UBND khối Văn hóa – Xã hội; Chánh văn phòng UBND phụ trách chung; Phó Chánh văn phòng UBND khối Văn hóa – Xã hội.

Sở LĐ-TB&XH thuộc UBND cấp tỉnh: Giám đốc Sở phụ trách chung; Phó Giám đốc Sở phụ trách lĩnh vực NCC; Chánh văn phòng Sở phụ trách chung; Phó Chánh văn phòng Sở khối Văn hóa – Xã Hội.

Phòng Người có công thuộc Sở LĐ-TB&XH: Trưởng phòng; Phó trưởng phòng; Chuyên viên phòng NCC.

Ban Quản lý Nghĩa trang Liệt thuộc UBND cấp tỉnh: Trưởng ban; Phó ban; Nhân viên quản trang.

Phòng LĐ-TB&XH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện QLNN về NCC trên địa bàn huyện. Nhiệm vụ và quyền hạn: Trình UBND cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực QLNN được giao; tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, NCC và xã hội được giao; theo dõi thi hành pháp luật. Giúp UBND cấp huyện QLNN đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực NCC; hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý các công trình ghi công liệt sĩ; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực NCC đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ NCC.

Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực NCC. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác QLNN về lĩnh vực NCC trên địa bàn. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND cấp huyện và Sở LĐ-TB&XH.

Đội ngũ cán bộ công chức QLNN trong lĩnh vực NCC cấp huyện:

UBND cấp huyện: Chủ tịch UBND phụ trách chung; Phó Chủ tịch UBND khối Văn hóa – Xã hội; Chánh văn phòng UBND phụ trách chung; Phó Chánh văn phòng UBND khối Văn hóa – Xã hội.

Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện: Trưởng phòng phụ trách chung; Phó Trưởng phòng phụ trách lĩnh vực NCC; Chuyên viên phòng phụ trách lĩnh vực NCC; Nhân viên Quản lý nghĩa trang Liệt sĩ (đối với địa phương có Nghĩa trang Liệt sĩ cấp huyện).

Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể và nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quy định nhiệm vụ của công chức Văn hóa - xã hội tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ tổ chức, theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và NCC; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn cấp xã.

UBND cấp xã: Chủ tịch UBND phụ trách chung; Phó Chủ tịch UBND khối Văn hóa – Xã hội.

Ban Thương binh và Xã hộicấp xã: Công chức Văn hóa – Xã hội.

Như vậy, hệ thống cơ quan QLNN đối với NCC được hình thành ở 0 4 cấp, trong đó Trung ương gồm Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với NCC; Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước Chính Phủ thực hiện QLNN đối với NCC; các Bộ ngành có liên quan có trách nhiệm thực hiện QLNN đối với đối với N C C như: Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cơ quan QLNN cấp tỉnh gồm UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện QLNN đối với NCC trên địa bàn tỉnh; Sở LĐ- TB&XH thực hiện QLNN đối với NCC tại địa phương cùng với các ngành chức năng có liên quan, trong đó Sở LĐ-TB&XH đóng vai trò chính trong tham mưu cho UBND cấp tỉnh.

Cơ quan QLNN cấp huyện gồm UBND huyện, thành phố, thị xã thực hiện QLNN đối với NCC trên địa bàn; Phòng LĐ-TB&XH giúp UBND huyện thực hiện QLNN đối với NCC trong địa bàn cấp huyện và các phòng có liên quan.

Cơ quan QLNN cấp xã gồm UBND xã, phường, thị trấn thực hiện QLNN đối với NCC trên địa bàn; Công chức Văn hóa - Xã hội tham mưu UBND cấp xã thực hiện QLNN đối với NCC trong địa bàn cấp xã.

Cán bộ quản lý là người có trách nhiệm, thẩm quyền về mặt hành chính và chuyên môn, đại diện cho Nhà nước về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý cấp trên để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách cho NCC nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Để hoạt động QLNN đối với NCC được triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh, đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp tỉnh đến huyện, xã đều được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên. Mỗi huyện bố trí 01 biên chế chuyên trách về công tác chính sách NCC thuộc Phòng LĐ-TB&XH.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý là yêu cầu cấp bách, hàng đầu được đặt ra để tiếp tục giải quyết chế độ ưu đãi và chăm lo đời sống NCC đúng như Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định: “Thực hiện tốt chính sách chăm sóc người công trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội kết hợp với nguồn lực Nhà nước; bảo đảm Người có công có mức sốngtừ trung bình tr lên”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)