Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 34 - 35)

lý nhà nước đối với người có công với cách mạng

Chăm lo đời sống NCC vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa thể hiện tinh thần, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Kết luận Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi NCC, định hướng cải cách đến năm 2020” xác định: Nhà nước bảo đảm thực hiện tốt chính sách ưu đãi NCC; Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng quy định: “Hàng năm nhà nước dành phần ngân sách đảm bảo thực hiện các chế độ ưu đãi Người có công với cách mạng và thân nhân của họ”. Để làm tốt nhiệm vụ này, một trong những vấn đề cấp thiết là cần tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực tài chính ưu đãi NCC. Chính sách ưu đãi xã hội đối với NCC là đường lối, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước trong thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những NCC nhằm mục đích ghi nhận công lao đóng góp, sự hy sinh cao cả của họ, đồng thời bù đắp phần nào đời sống vật chất và tinh thần đối với NCC và gia đình NCC, ghi nhận lòng biết ơn của Đảng, Nhà nước, cộng đồng đối với NCC và thân

nhân của họ, góp phần vào việc ổn định chính trị - xã hội của quốc gia. Thực hiện trợ cấp ưu đãi NCC đòi hỏi sự tham gia tích cực, chủ động của các ngành, các cấp, các tổ chức trong hệ thống chính trị đồng bộ từ cơ chế chính sách đến tổ chức, bộ máy triển khai thực hiện chính sách; nguồn lực đầu tư, bao gồm: nhân lực, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, tài chính, trong đó nguồn lực tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng.

Hiện nay, ưu đãi NCC được thực hiện thông qua hai nguồn lực tài chính: từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vận động xã hội hóa. Theo định hướng cải cách chính sách trợ cấp ưu đãi NCC năm 2020 và những năm tiếp theo, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm tổ chức thực hiện tốt chính sách ưu đãi NCC, đẩy mạnh vận động xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia đóng góp.

Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí để thực hiện các chế độ, chính sách đối với NCC chủ yếu hỗ trợ tài chính thông qua hình thức trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm y tế và các chế độ ưu đãi khác. Ngân sách địa phương trong điều kiện cụ thể mà các địa phương bổ sung để nâng cao mức trợ cấp hoặc tặng quà, cho NCC ở địa phương trong dịp lễ, tết. Cùng với nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước, chủ trương tạo tài chính từ nguồn vận động xã hội hóa để thực hiện chính sách ưu đãi NCC đã được triển khai bước đầu và thu được kết quả tích cực. 05 phong trào tình nghĩa được triển khai trên toàn quốc, bao gồm: huy động đóng góp quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; xã, phường làm tốt công tác tình nghĩa; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)