2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bình Dương nằm trong khu vực miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 2.694,64 km2, chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, có tọa độ địa lý từ 10o 52' 00'' đến 11o 30' 00'' vĩ độ Bắc và từ 106o 20' 00" đến 106o 57' 00" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.
Dân số năm 2017 là 2.070.951 người, mật độ dân số khoảng 769 người/km2. Đến tháng 02/2020, cơ cấu hành chính gồm: 03 thành phố là thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, 02 thị xã là Bến Cát, Tân Uyên và 04 huyện là Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo; toàn tỉnh có 91 xã, phường, thị trấn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế
Khoảng đầu thập niên 90 thế kỷ trước, ít ai nghĩ rằng Bình Dương sẽ vượt lên trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước. Bình Dương khi đó chỉ là một tỉnh thuần nông, người dân nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn quá nhỏ bé. Tuy nhiên, từ thời khắc lịch sử, ngày tái lập tỉnh (01/01/1997), Bình Dương đã trỗi dậy với chủ trương đổi mới, được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình
Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực bốn phương quy tụ về. Kinh tế - xã hội của Bình Dương bước đầu đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét, đã biến vùng đất thuần nông, khô cằn, kém hiệu quả trở thành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước.
Đến nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp, với tổng diện tích hơn 13.600 ha. Trong đó có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như VSIP 1, 2, Mỹ Phước, Đồng An. Bằng những chính sách phù hợp, tính đến cuối năm 2018, Bình Dương đã thu hút được 3.509 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn hơn 32 tỷ 200 triệu đô la Mỹ, trên 36.379 doanh nghiệp trong nước, với vốn đăng ký hơn 296.898 tỷ đồng. Nhiều khu đô thị và dân cư mới văn minh, hiện đại được hình thành, trong đó tiêu biểu nhất là "Thành phố mới Bình Dương" với điểm nhấn là Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/02/2014.
Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, tốc độ GDP tăng bình quân là 13%/năm; đến cuối năm 2017, cơ cấu kinh tế của tỉnh được chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, với tỷ trọng tương ứng 63,99% - 23,68% - 3,74%; GDP bình quân đầu người là 120 triệu đồng/năm. Theo Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020, tỉnh đề ra một số mục tiêu cụ thể như sau: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,3%/ năm (tương đương GDP là 13,3%), cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2020 tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, với tỷ trọng tương ứng 63,2% -
26% và 3%. GRDP bình quân đầu người 142,6 triệu, cơ bản xóa hộ nghèo, 100% xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
2.1.3. Điều kiện xã hội
Không chỉ ấn tượng bởi kinh tế phát triển, năng động, vùng đất Bình Dương xưa và nay còn được biết đến với bề dày lịch sử, văn hóa phát triển rất phong phú, đa dạng, có nhiều nét chung hòa quyện vào lịch sử - văn hóa phương Nam nhưng vẫn giữ được những nét riêng rất độc đáo, tạo ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người dân. Tính đến nay, tỉnh Bình Dương có 12 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp quốc gia, 44 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp tỉnh. Trong tiến trình phát triển vùng đất mang đậm nét văn hoá làng nghề thủ công truyền thống, Bình Dương tạo dấu ấn sâu sắc với các sản phẩm thủ công được chế tác từ những làng nghề nổi tiếng đã định vị trên địa bàn hơn 300 năm. Tiêu biểu nhất trong số đó là những nghề đã có từ rất sớm và phát triển mạnh ở đất Thủ – Bình Dương như: Làng gốm sứ ở Lái Thiêu, Tân Phước Khánh; làng mộc, chạm khắc gỗ ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ; làng sơn mài ở Tương Bình Hiệp.
Ngoài ra, Bình Dương còn có các danh lam, thắng cảnh, khu du lịch sinh thái, các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm thu hút sự tham gia của hàng ngàn lượt khách thập phương như: Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (thành phố Thủ Dầu Một), vườn trái cây Lái Thiêu với đặc sản là măng cụt và sầu riêng (thành phố Thuận An), khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến, khu du lịch Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng; cùng thưởng thức vị ngon đặc trưng của ẩm thực Bình Dương, thương hiệu Bánh bèo Mỹ Liên (Chợ Búng, phường An Thạnh, thành phố Thuận An) có lịch sử hơn 100 năm, được công nhận là một trong 10 món đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á.
Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, đất và người Bình Dương đã, đang và sẽ tiếp tục tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng của bạn
bè quốc tế. Thành tựu đó không chỉ bởi kinh tế phát triển năng động, môi trường đầu tư thông thoáng mà còn bởi đôi bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo của người Bình Dương đã làm nên những sản phẩm thủ công vừa đẹp mắt, vừa tinh tế, chuyển tải trong đó những thông điệp đối ngoại tốt đẹp ra thế giới.
Bình Dương luôn là vùng đất của hội tụ. Thế và lực của Bình Dương hôm nay là kết quả phấn đấu kiên cường, năng động, sáng tạo không ngơi nghỉ của bao lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử. Đó là hành trang, là vốn liếng quan trọng để Bình Dương cất cánh trong thời kỳ mới – thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp.
2.2. Thực trạng người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương Bình Dương
2.2.1. Số lượng người có công với cách mạng đang quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 63.000 người được công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi Người có công, cụ thể: Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 2.102 (hiện còn sống 75 mẹ); cán bộ lão thành cách mạng: 32; cán bộ Tiền khởi nghĩa: 59; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: 10; thương binh, thương binh loại B: 4.939; bệnh binh: 1.049; Liệt sĩ: 16.450; người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày: 853; người HĐKC và con đẻ bị nhiễm CĐHH: 1.445 hồ sơ được xác lập (trong đó hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng: 1.136 đối tượng); người có công giúp đỡ cách mạng: 5.656; có công cách mạng chết trước ngày 01/01/1995: 10.754; cán bộ HĐKC hưởng trợ cấp một lần: 6.460; thanh niên xung phong: 329; trợ cấp một lần theo Quyết định 290: 2.283; thờ cúng liệt sĩ: 8.894 đối tượng. Ngoài ra, các đối tượng khác: hồ sơ dụng cụ chỉnh hình; ưu đãi giáo dục và đào tạo; miễn giảm tiền sử dụng đất; trợ cấp theo Quyết định 62; Quyết định 142; Quyết định 53; Quyết định 49; tuất từ trần thương binh,
bệnh binh, chất độc hóa học có trên 5.900 hồ sơ. Hiện nay, đang chi trả trợ cấp hàng tháng 8.495 đối tượng, với số tiền trên 13,3 tỷ đồng/tháng.
2.2.2. Chất lượng cuộc sống người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương bàn tỉnh Bình Dương
Về đời sống kinh tế: Sau hơn 20 tái lập tỉnh Bình Dương, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên thời gian qua cấp ủy, chính quyền của tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp chăm lo đến NCC. Công tác vận động từ nguồn xã hội hóa chăm lo NCC được các địa phương đẩy mạnh. Ngoài việc thực hiện tốt các chế độ trợ cấp và các chế độ ưu đãi khác theo quy định của Nhà nước, Đảng bộ đã huy động nhiều nguồn lực nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cung cấp tư liệu sản xuất, đất đai, hỗ trợ cho vay vốn tạo điều kiện cho sản xuất ổn định, nâng cao đời sống. Tỉnh đã huy động mọi nguồn lực, từ ngân sách hỗ trợ, nguồn xã hội hóa để chăm sóc, hỗ trợ các gia đình NCC. Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa cho NCC, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cũng được trao cho NCC, chăm sóc phụng dưỡng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” còn sống đến cuối đời, vận động đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tạo điều kiện hỗ trợ, chăm lo NCC có cuộc sống ổn định. Hàng năm nhân dịp lễ, Tết Nguyên đán tỉnh đã dành hàng chục tỷ đồng thăm hỏi, tặng quà, động viên các thương binh, gia đình liệt sĩ. Đến nay toàn tỉnh đã có hơn 99,71% NCC có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của các hộ dân cư ở địa phương.
Về trình độ học vấn, văn hóa, xã hội: Cùng với môi trường sống thuận
lợi, sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, thông tin truyền thông, khoa học công nghệ, điều kiện học tập thuận lợi, kinh nghiệm nghề nghiệp, công tác qua các thời kỳ bảo vệ, xây dựng đất nước đã tạo điều kiện phát triển về trình độ, học vấn và sự hiểu biết về văn hóa, xã hội đối với NCC. Bên cạnh những điều kiện nói trên, chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo đối với
NCC và con của họ đã góp phần không nhỏ vào việc tạo điều kiện cho NCC và con của họ tham gia học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các bậc phổ thông.
Vềsức khỏe: NCC hiện nay phần lớn là người cao tuổi. Thời gian tham
gia hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến, chiến đấu ở các chiến trường, bị thương, bị bệnh, bị địch bắt tù, đày, tra tấn đã để lại trên người họ nhiều thương tích, bệnh tật. Họ vừa mang thương tật trên người vừa mắc nhiều căn bệnh, trong số đó có nhiều người mắc một hay nhiều bệnh hiểm nghèo cùng lúc.
Sức khỏe về thể chất ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của NCC. Phần lớn NCC đều có tình trạng sức khỏe về thể chất yếu. Họ thường phải đối mặt với sự dày vò của bệnh tật, tái phát của vết thương. Để chăm sóc sức khỏe cho NCC trong tỉnh được tốt hơn, tỉnh đã thành lập Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh trong đó có thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho NCC thuộc diện cán bộ trung cao, tại đây các điều kiện phương tiện chữa bệnh, sinh hoạt phục vụ chăm sóc tốt hơn, nhằm xoa dịu phần nào nỗi đau cơ thể do chiến tranh để lại. Nhưng với trái tim NCC vẫn luôn cháy rực tinh thần của người chiến sĩ cách mạng, họ thường rất hứng thú, tự hào khi nhắc về quá khứ hào hùng, anh dũng. Bên cạnh đó, NCC trên địa bàn tỉnh được Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội thường xuyên quan tâm chăm sóc sức khỏe, chính quyền địa phương tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ khi ốm đau. Các yếu tố tích cực đó góp phần giúp NCC vượt qua nỗi đau của bệnh tật, sống lành mạnh, yêu đời, có ích cho gia đình, xã hội và có nhiều tấm gương điển hình tiên tiến như lời dạy của Bác Hồ: “Thương binh tàn nhưng không phế”.
Về việc làm: Đa số NCC ở tỉnh Bình Dương là lao động sản xuất kinh doanh nhỏ; số khác tiếp tục làm việc trong các cơ quan nhà nước, nghỉ hưu, số ít NCC đang còn công tác và bộ phận còn lại là an dưỡng tuổi già.
Mặc dù tuổi đã cao, sức khỏe không bình thường và không ổn định, song nhiều NCC tham gia sinh hoạt tại các tổ chức chính trị, xã hội, các hội đặc thù ở địa phương như: Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội Thanh niên xung phong, Hội Người cao tuổi, Hội cựu tù chính trị, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Khuyến học ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Việc tham gia các tổ chức chính trị, xã hội và các hội của NCC với mục đích “sống vui, sống khỏe, sống có ích”.
Một bộ phận NCC vẫn còn lao động, buôn bán, sản xuất, kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi một phần kiếm thêm thu nhập kinh tế cho gia đình, một phần do vẫn còn sức khỏe hoặc vẫn hăng say lao động và đã có nhiều tấm gương điển hình tiến tiến của NCC làm kinh tế giỏi.
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về công tác chính sách NCC là vấn đề hết sức quan trọng. Vì vậy, công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực NCC đã được đổi mới với nhiều hình thức phong phú như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử, tổ chức tập huấn, tờ rơi, pano, các buổi gặp mặt để phổ biến, truyền tải những chính sách đối với NCC tới toàn thể đối tượng và nhân dân được biết.
Các văn bản có liên quan đến Pháp lệnh và tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ Văn hóa - Xã hội xã, phường, thị trấn do Bộ LĐ-TB&XH phát hành đã được in ấn, cung cấp đầy đủ cho cán bộ làm công tác Văn hóa - Xã hội từ xã, phường, huyện, tỉnh và cán bộ lãnh đạo các ban, ngành đoàn thể trong tỉnh. Thủ tục hồ sơ từng loại đối tượng được hệ thống lại rõ ràng, chi
tiết và niêm yết tại UBND các xã, phường, thị trấn, Phòng LĐ-TB&XH các huyện, thị xã, thành phố để mọi người dân và NCC được biết.
Song song với các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua để kịp thời giải quyết các chế độ, chính sách đối với gia đình NCC, từ năm 2013 - 2018 UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai thực hiện trên lĩnh vực NCC. Ngoài việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở LĐ-TB&XH cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật ưu đãi đối với NCC trên địa bàn tỉnh:
Quyết định số 68/2009/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quy định về việc giải quyết miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Nghị quyết số 64/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh Bình Dương về chính sách hỗ trợ việc tang đối với một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Quyết định số 64/2011/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND tỉnh Bình Dương Quy định mức hỗ trợ việc tang đối với một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 07/5/2014 của UBND tỉnh Bình