Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 39 - 45)

Kinh nghiệmcủa tỉnh Cao Bằng

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH, các cơ quan liên quan, các cấp, các ngành thực hiện việc hướng dẫn đối tượng xác lập hồ sơ, tổ chức xét duyệt đề nghị công nhận NCC đảm bảo thực hiện chính xác từ cơ sở; xây dựng và ban hành bộ quy trình thủ tục hành chính về xác lập hồ sơ NCC đối với từng nhóm đối tượng, việc thẩm định hồ sơ đảm bảo về thủ tục và thời gian, kết quả cụ thể trong 05 năm (2014 - 2018) xác nhận mới 904 NCC, trong đó: có 385 người HĐCM trước ngày 01/01/1945; 66 người HĐCM từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; 290 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 15 liệt sĩ; 05 thương binh; 117 người HĐKC bị nhiễm CĐHH; 10 con đẻ người HĐKC bị nhiễm CĐHH; 16 người HĐKC, HĐCM bị địch bắt tù, đày. Hiện nay toàn tỉnh đang quản lý khoảng 52.511 NCC và thân nhân của họ, trong đó có 5.248 người đang hưởng trợ cấp hàng tháng, với tổng kinh phí chi trả hàng tháng trên 8,2 tỷ đồng.

Bên cạnh việc xác nhận và giải quyết chế độ cho NCC theo Pháp lệnh ưu đãi NCC, tỉnh Cao Bằng còn thực hiện giải quyết chế độ trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng cho trên 35.000 người tham gia kháng chiến, với tổng kinh phí trên 130 tỷ đồng.

Trong giai đoạn từ 2014 – 2018, tỉnh đã tổ chức điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho hơn 12.000 lượt NCC, với tổng kinh phí trên 20 tỷ đồng, bao gồm đi điều dưỡng tập trung tại Trung tâm điều dưỡng NCC ở các tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội và điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại gia đình. Hàng năm, tỉnh đều tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày Thương binh – Liệt sĩ, trung bình mỗi năm thực hiện chuyển quà của Chủ tịch Nước tặng 17.000 lượt NCC, với tổng kinh phí trên 03 tỷ đồng, chuyển quà của tỉnh cho 17.000 lượt NCC, với tổng kinh phí trên 01 tỷ đồng, đóng góp hàng nghìn ngày công tham gia chăm sóc, giúp đỡ các gia đình NCC có hoàn cảnh khó khăn. Trong 05 năm, toàn tỉnh đã vận động được hơn 10 tỷ đồng đóng góp vào Quỹ đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ xây mới 425 căn nhà tình nghĩa cho gia đình NCC, với tổng kinh phí trên 09 tỷ đồng; hỗ trợ sửa chữa nhà tình nghĩa cho 122 gia đình NCC, với tổng kinh phí 763 triệu đồng; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho 1.272 hộ gia đình NCC, với kinh phí 1,3 tỷ đồng; sửa chữa và nâng cấp 15 nhà bia ghi danh liệt sĩ, với kinh phí trên 02 tỷ đồng.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan tư pháp, cơ quan thanh tra tổ chức kiểm tra chuyên ngành chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách đối với NCC. Sở LĐ-TB&XH đã tổ chức 15 cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách ưu đãi NCC và công tác quản lý và sử dụng kinh phí ưu đãi NCC tại 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra đã đình chỉ 01 trường hợp thương binh hưởng chế độ không đúng quy định; 02 trường hợp người HĐKC bị nhiễm CĐHH không đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định.

Sau 05 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh ưu đãi NCC và các văn bản hướng dẫn, số người hưởng chính sách ưu đãi, các chính sách ưu đãi được mở rộng hơn. Các chế độ ưu đãi NCC được thực hiện tốt, bảo đảm kịp thời và

đúng đối tượng góp phần quan trọng bảo đảm cuộc sống của NCC đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của NCC và thân nhân của họ.

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành Trung ương có lúc chưa kịp thời, chưa phù hợp, chưa bao quát các vấn đề phát sinh trong thực tế; sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết hồ sơ NCC còn lúng túng, nhất là một số quy định về điều kiện, thủ tục, hồ sơ trong việc giải quyết các chế độ ưu đãi cho người HĐKC bị nhiễm CĐHH, giám định lại vết thương còn sót hoặc vết thương bị tái phát đối với người bị thương còn bất cập; các quy định về điều khoản chuyển tiếp khi giải quyết chính sách chưa chặt chẽ. Một số quy định hiện hành cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như các loại bệnh tật đối với người HĐKC bị nhiễm CĐHH.

Kinh nghiệmcủa tỉnh Kiên Giang

Công tác QLNN đối với NCC tại tỉnh Kiên Giang thực hiện đạt hiệu quả chính sách hỗ trợ cụ thể: Kiên Giang đã có hơn 88.000 NCC đã công nhận và thực hiện chế độ; trong đó, có 1.456 Bà mẹ Việt Nam anh hùng có 16.021 liệt sỹ, 9.667 thương binh, bệnh binh; 179 lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa; thực hiện trợ cấp cho 37.884 người HĐKC giải phóng dân tộc, 155 người thanh niên xung phong, 1.856 người HĐKC bị nhiễm CĐHH, 765 người HĐCM, HĐKC bị bắt tù đày, 11.406 người tham gia kháng chiến bảo vệ tổ quốc; 8.165 người có công giúp đỡ cách mạng; thực hiện chế độ 95 chuyên gia sang Lào, Campuchia, dân công hỏa tuyến 422 người. Có 39 cá nhân và 83 đơn vị được công nhận là “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý của tỉnh được đảm bảo 03 cấp, cán bộ công chức cơ bản đảm bảo số lượng theo biên chế phân bổ,

cấp xã ngoài công chức văn hóa xã hội ra theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ thì tỉnh còn bố trí thêm 01 không chuyên trách để cùng thực hiện công tác này; về trình độ từ đại học trở lên, hàng năm tỉnh đều tổ chức tập huấn ít nhất một lần về công tác chính sách NCC.

Việc tổ chức thực thi chính sách đối với NCC được tổ chức thực hiện khá tốt. Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chế độ chính sách mới ban hành được thực hiện đồng bộ, kịp thời. Các hình thức tuyên truyền đa dạng như phát tờ rơi, thông tin trên báo, truyền hình, truyền thanh, hội họp. Tỉnh giải quyết cơ bản các hồ sơ, chế độ mới ban hành theo Nghị định 31/2013/NĐ-CP, Nghị định 56/2013/NĐ-CP của Chính phủ như chế độ thờ cúng liệt sĩ, trợ cấp hàng tháng đối với người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù đày từ chế độ trợ cấp một lần chuyển sang trợ cấp hàng tháng, kiểm tra, xét duyệt hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Việc hướng dẫn, thụ lý, giải quyết hồ sơ kịp thời, không để trường hợp tồn đọng trong năm trừ những hồ sơ có vướng mắc cần kiểm tra, xác minh làm rõ, những hồ sơ theo chế độ mới ban hành có số lượng lớn như hồ sơ chế độ thờ cúng, xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trợ cấp người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù đày, chế độ trợ cấp cho người phục vụ bị phơi nhiễm CĐHH, chế độ BHYT cho con liệt sĩ.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân không ngừng được tăng cường, giải quyết dứt điểm các vụ việc phát sinh không để tình trạng kéo dài; khi giải quyết luôn trên quan điểm đảm bảo công bằng tạo sự đồng thuận của chính quyền địa phương và NCC.

Kết quả thực hiện chính sách ưu đãi NCC và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn tỉnh đã trở thành nguồn lực thúc đẩy, động viên các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ vượt qua khó khăn, ổn định và phát

triển đời sống. Đến nay, trên 98% gia đình NCC trên địa bàn tỉnh có cuộc sống ngang bằng và cao hơn mức sống bình quân của người dân nơi cư trú.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi thì tỉnh Kiên Giang cũng gặp một số kho khăn cơ bản như: Một số địa phương chưa nắm bắt khả năng của từng hộ nghèo, hộ chính sách nghèo, triển khai thực hiện chương trình thiếu đồng bộ giữa đào tạo và giới thiệu việc làm, vay vốn và giáo dục nâng cao ý thức cho hộ nghèo, hộ chính sách thoát nghèo bền vững, cán bộ làm công tác LĐ-TB&XH thay đổi thường xuyên nên khối lượng công việc trong thời gian qua đạt hiệu quả chưa cao, chậm tiến độ so với yêu cầu.

Kinh nghiệmcủa tỉnh Bình Phước

Tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác chính sách NCC từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn ổn định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Toàn tỉnh có 127 cán bộ công chức làm công tác chính sách NCC:

Cấptỉnh: Sở LĐ-TB&XH (Phòng Người có công): có 05 công chức;

Cấphuyện: Phòng LĐ-TB&XH: có 11 công chức;

Cấp xã: có 111 công chức ở xã, phường, thị trấn.

Thành lập Ban chỉ đạo các cấp từ tỉnh đến cơ sở để tham mưu cho cấp ủy chính quyền và tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi NCC như: Ban chỉ đạo xác nhận NCC; Ban chỉ đạo xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa; Ban chỉ đạo tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; Ban rà soát thực hiện chính sách ưu đãi NCC.

Các cơ quan truyền thông của tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu đãi NCC với nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực.

Hiện nay tỉnh Bình Phước đang quản lý trên 20.000 đối tượng NCC trong đó đã phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự cho 266 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hiện còn sống 34 Mẹ, 3.572 liệt sỹ , 2.730 thương bệnh binh

các hạng, 212 cán bộ HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù đày cũng như đã giải quyết 1.046 người HĐKC và con của họ bị nhiễm CĐHH; đang thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng cho 7.597 đối tượng với kinh phí bình quân trên 10 tỷ đồng/tháng.

Trong giai đoạn 2014 – 2018, tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết 24 đơn thư khiếu nại liên quan đến lĩnh vực NCC (trong đó có 14 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra Sở LĐ-TB&XH). Kết quả đã xử lý và giải quyết được 12/14 trường hợp khiếu nại, tố cáo (02 trường hợp rút đơn trong quá trình giải quyết). Cũng qua công tác thanh tra, kiểm tra, UBND tỉnh đã ban hành quyết định ngưng và truy thu trợ cấp đối với 48 trường hợp hồ sơ NCC chưa đảm bảo tính pháp lý và xác lập hồ sơ không đúng quy định để hưởng chế độ chính sách của nhà nước với số tiền trên 2,7 tỷ đồng và chuyển 01 hồ sơ làm giả di vật, hài cốt liệt sĩ và giả con dấu cho cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khi đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta vào cuộc sống, trên phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Bình Phước nói riêng đã bộc lộ những hạn chế nhất định như chính sách còn nhiều điểm chưa phù hợp, chồng chéo mâu thuẫn, những quy định không sát với thực tế khó tổ chức thực hiện; công tác tổ chức thực thi đưa pháp luật ưu đãi NCC vào đời sống xã hội vẫn còn khó khăn, chưa thực sự công bằng giữa những người có công với nước; mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp cho NCC đã được Chính phủ điều chỉnh hàng năm song vẫn chậm hơn so với lộ trình cải cách tiền lương và biến động của giá cả thị trường nên đời sống một bộ phận NCC và thân nhân của họ vẫn còn khó khăn nhưng chưa có chính sách hỗ trợ thường xuyên, lâu dài; hiện nay tỉnh đang thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 tại Hội nghị lần VI của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính

trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nên số biên chế tại các cơ quan, đơn vị giảm, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã nên cán bộ phụ trách công tác chính sách NCC phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau và tại một số xã cán bộ phụ trách công tác chính sách NCC thường xuyên biến động, dẫn đến việc thực hiện chính sách NCC gặp nhiều khó khăn vì cán bộ kiêm nhiệm nhiều việc nên việc nghiên cứu các văn bản mới liên quan đến công tác chuyên môn còn nhiều hạn chế, nắm bắt đời sống NCC chưa kịp thời; vì vậy trong quá trình giải quyết hồ sơ chính sách và cấp thẻ BHYT đôi lúc còn chậm trễ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)