Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 106 - 114)

trong thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, việc thực hiện chính sách đối với NCC, phát hiện kịp thời để không xảy ra những sai sót, tiêu cực trong hoạt động thực thi chính sách NCC đây là nhiệm vụ chung trong việc thực hiện công tác QLNN cần quan tâm.

Tăng cường việc thanh tra đối với toàn bộ hoạt động chi trả trợ cấp ưu đãi đối với NCC đặc biệt lưu ý các khoản chi ưu đãi một lần, việc thanh tra phải tiến hành định kỳ ít nhất 02 năm/lần, cùng với đó là thanh tra đột xuất khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chi trả trợ cấp ưu đãi đối với NCC.

Ngoài ra, phải tăng cường công tác giám sát của nhân dân thông qua HĐND; UBMTTQVN và các đoàn thể thành viên ở các địa phương trong tổ chức thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC.

Chính vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với một số trường hợp dễ xảy ra sai sót. Với chủ trương không

bỏ sót đối tượng thụ hưởng chính sách, không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách NCC để trục lợi, gây bức xúc dư luận xã hội, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị cần tập trung thực hiện hiệu quả các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với NCC. Tính chất đặc thù, nhạy cảm và phức tạp của vấn đề đòi hỏi lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ LĐ-TB&XH và các ngành chức năng cần chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương rà soát lại hồ sơ tồn đọng để công nhận NCC; để NCC thật sự được hưởng chính sách, tránh tình trạng là NCC nhưng lại không được hưởng chính sách. Phát huy vai trò của UBMTTQVN các cấp và các tổ chức chính trị, xã hội, nêu cao trách nhiệm của cấp cơ sở trong tham gia thẩm định, xác định đối tượng NCC. Quá trình xét duyệt, thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận NCC phải bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ, đúng quy định. Khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện chế độ chính sách; xử lý nghiêm các sai phạm, trục lợi chính sách ưu đãi NCC.

Tiếp tục cùng các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương thanh tra, rà soát hồ sơ NCC. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm mọi vi phạm, bảo đảm sự tôn nghiêm của pháp luật và tạo niềm tin trong nhân dân. Quá trình kiểm tra, thanh tra và xử lý những sai sót, tiêu cực về thực hiện chính sách phải nắm vững phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, dựa vào nhân dân, dư luận xã hội, làm cơ sở để tiến hành. Việc kiểm tra phải giữ vững nguyên tắc, bám sát cơ sở, theo hướng: tăng cường công tác giám sát của cấp trên với cấp dưới, giữa các bộ phận như bộ phận tài chính – kế toán với bộ phận chính sách NCC và ngược lại, bộ phận tư pháp, bộ phận một cửa với cán bộ chính sách NCC ở các xã, phường, thị trấn; giữa các tổ chức chính trị, xã hội với cơ quan làm công tác chính sách NCC ở địa phương, kết hợp kiểm tra, thanh tra thường xuyên, định kỳ với đột xuất. Khi thanh tra, kiểm tra cần phải căn cứ vào pháp luật,

các văn bản hướng dẫn liên quan đến chính sách NCC. Quá trình thanh tra phải tuân thủ đúng quy định, thủ tục, nguyên tắc, chặt chẽ và giải quyết phải thấu tình đạt lý. Kiên quyết xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực, giải quyết dứt điểm khiếu nại của người dân, không để tồn đọng, kéo dài, hình thành và tích tụ các vấn đề bức xúc, ảnh hưởng đến mối quan hệ đoàn kết nội bộ các đơn vị, địa phương và niềm tin của nhân dân, của NCC đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Tăng cường công tác giải quyết khiếu nại có liên quan đến chính sách NCC, quan điểm giải quyết có lý, có tình nhằm tránh oan sai, tạo sự công bằng và đồng thuận trong xã hội.

Tiểu kết chương 3

Từ những thực trạng quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương và những hạn chế và nguyên nhân đã được tác giả nêu ở chương 2, trong chương 3 của luận văn tác giả đã nêu khái quát được những quan điểm của Đảng đối với người có công với cách mạng và định hướng của tỉnh Bình Dương trong quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng. Từ đó tác giả đề ra 05 giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng; Hoàn thiện tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và phân cấp mạnh hơn nữa trong quản lý nhà nước đối với người có công; Tăng cường nguồn lực trong quản lý nhà nước đối với người có công và huy động sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng xã hội để chăm lo cho người có công với cách mạng; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đểngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

KẾT LUẬN

QLNN đối với NCC là hoạt động có tính thường xuyên và lâu dài thể hiện sự quan tâm, lòng tri ân sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với gia đình những NCC, đặc biệt là đối với những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Luận văn “Quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” đã nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng QLNN đối với NCC và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

- Luận văn đã hệ thống được những lý luận cơ bản về NCC, QLNN đối với NCC; nội dung QLNN đối với NCC; sự cần thiết phải có QLNN đối với NCC. Đây là cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp trong chương 3. Để hoàn thiện QLNN đối với NCC tại tỉnh Bình Dương, tác giả có tham khảo kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện của một số địa phương. Tuy nhiên, mỗi địa phương đều có điều kiện, hoàn cảnh, thế mạnh riêng. Vì vậy, tác giả cần tiếp thu có chọn lọc để áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Bình Dương.

- Để đánh giá thực trạng QLNN đối với NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng QLNN đối với NCC trên địa bàn tỉnh từ năm 2013 đến nay. Luận văn đã phân tích một cách đầy đủ một số nội dung của QLNN đối với NCC: thực trạng NCC đang quản lý; thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối với NCC; thực trạng xây dựng và tổ chức thực thi chính sách đối với NCC; thực trạng kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ QLNN đối với NCC; thực trạng hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động QLNN đối với NCC; thực trạng thanh tra, kiểm tra, tổng kết và đánh giá hoạt động QLNN đối với NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây chính là cơ sở

khoa học để luận văn đưa ra những đánh giá hoạt động QLNN đối với NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian qua.

- Hoạt động QLNN đối với NCC trong giai đoạn 2013 đến nay: tỉnh Bình Dương đã triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách đối với NCC. Tỉnh đã huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ NCC về nhà ở, tặng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; thăm hỏi, động viên thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, tạo điều kiện để họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống; công tác quản lý đối tượng, quản lý tài chính ưu đãi NCC từng bước được hoàn thiện, thông qua các chương trình phần mềm quản lý, công tác quản lý đối tượng ngày càng chặt chẽ, việc thực hiện chế độ đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời, hạn chế sai sót, thất thoát ngân sách trong lĩnh vực ưu đãi NCC; công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường và được tiến hành thường xuyên, việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện kịp thời.

- Mặc dù hoạt động QLNN đối với NCC trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém cần hạn chế và khắc phục. Để hoạt động QLNN đối với NCC đạt hiệu quả cao tương xứng với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với NCC trong giai đoạn hiện nay. Việc phát huy tác dụng của các giải pháp trên phụ thuộc vào sự vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt, đồng bộ một cách hợp lý vào thực tiễn hoạt động QLNN đối với NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Do bản thân còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp để luận văn hoàn thiện hơn và có thể trở thành tài liệu hữu ích để áp dụng vào hoạt động QLNN đối với NCC, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho NCC trên cả nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Anh (2017), Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng hiện nay – thựctrạng và giải pháp, luận án tiến sĩ,Họcviện Chính trịQuốc gia, Hà

Nội.

2. Lê Thị Hải Âu (2012), Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người

có công ở An Giang, luậnvăntốtnghiệpthạcsĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà

Nội.

3. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2014), Thông số

16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 hướng dẫn một số nội dung xác nhận thực hiện chếđộưuđãingườicócôngvớicáchmạng, Hà Nội.

4. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2014), Thông số

16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 hướng dẫn một số nội dung xác nhận thực hiện chếđộưuđãingườicócôngvớicáchmạng, Hà Nội.

5. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2015), Báo cáo số 19/BC-

BLĐTBXH ngày 20/3/2015 báo cáo kết thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình Tổng soátviệc thực hiện chính sách ưu đãi

ngườicó côngvớicáchmạng”,Hà Nội.

6. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2016), Chế độ chính sách trợ cấpmộtlầnchongườicócôngvới cáchmạng, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 quy

định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với

cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương

binh và Xã hộiquản lý, Hà Nội.

8. Chính phủ (2006), Nghị định số 54/2006NĐ-CP ngày 26/5/2006 hướng dẫn thi hành mộtsố điềucủa Pháp lệnhưuđãingười có công, Hà Nội.

9. Chính phủ (2013), Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy

định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người công, Hà Nội.

10. Cục Người có công (2013), Tài liệu hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng,Hà Nội.

11. Lê Xuân Cử (2017), Bài viết “Thiếtthực tri ân những người có công với

cách mạng”,Tạp chí Cộng sản tháng 7 năm 2017.

12. Đào Ngọc Dung (2016), Tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng cao mứcsống ngườicó côngvới cáchmạng, Hà Nội.

13. Trần Đơn (2018), Bài viết “Quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách thương binh, liệtsĩ và người có công với cách mạng”, Tạp chí

Cộngsản tháng 7/2018.

14. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công Những vấn đề bản, NXB Chính trịQuốc Gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Hữu Hải (2013), Đại cương về chính sách công, NXB Chính trịQuốc Gia, Hà Nội.

16. Học viện Hành chính Quốc gia (2008), Tài liệu về quản hành chính nhànướcphầnIII- Quảnlýđốivới ngành,lĩnhvực, Hà Nội.

17. Học viện Hành chính (2010), LýluậnHànhchínhnhà nước, Hà Nội.

18. Đặng Danh Hưng (2019), Bài viết “Hoàn thiện chính sách ưu đãi người

có công”, Báo điệntửĐảngCộngsảnViệt Nam đăng ngày 17/7/2019.

19. Phạm Hải Hưng (2007), Nâng cao năng lực quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người công với cách mạng nước ta

hiệnnay,luậnvăntốtnghiệpthạcsĩ,HọcViện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Duy Kiên (2012), Bài viết “Chính sách Người có công là trách

nhiệmcủa toàn dân”, Tạp chí Tuyên giáo số 7/2012.

21. Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Nội vụ (2015), Thông

tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02/10/2015 hướng dẫn chức

năng,nhiệm vụ quyền hạn cấu tổ chức của Sở Lao động – TB&XH thuộc

UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Lao động - Thương binh và xãhộithuộcUBNDhuyện,quận,thịxã, thànhphốthuộc tỉnh, Hà Nội.

22. Liên Bộ Lao động- Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính (2014),

Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH –BTC ngày của 03/6/2014 hướng dẫn chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh

hình đối vớingườicócôngvớicáchmạngvàthânnhân, Hà Nội.

23. Bùi Hồng Lĩnh (2010), Kết quả thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người công với cách mạng những năm vừa qua nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

24. Đào Ngọc Lợi (2017), Bài viết “Chính sách ưu đãi người có công: 70

năm hình thành và phát triển”, Báo điệntửTạp chí Lao động và Xã hội đăng ngày 26/7/2017.

25. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt

Nam sửađổibổsungnăm2013, Hà Nội.

26. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương (2013), Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh hội năm 2013 phương hướng, nhiệmvụ năm2014, Bình Dương.

27. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương (2015), Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh hội năm 2015 phương hướng, nhiệmvụ năm2016, Bình Dương.

28. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương (2018), Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh hội năm 2018 phương hướng, nhiệmvụ năm2019, Bình Dương.

29. NguyễnThị Thanh (2018), Thực hiện chính sách người có công với cách

mạng từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ,

Họcviện Khoa học Xã hội, Hà Nội.

30. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày26/4/2013 của Thủtướng Chínhphủ hỗ trợ người công với cách mạng về

31. Huỳnh Quang Tiên (2006), Những giải pháp chủ yếu đổi mới trong công tác thực hiện chính sách đối với thương binh, gia đình liệt tỉnh Bình Phước,luậnvăntốtnghiệp thạcsĩ,Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

32. Phan Quốc Trung (2017), Quản lý nhà nước đối với người có công với

cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Học Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 106 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)