Giá trị tham khảo cho tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 45 - 48)

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hoạt động QLNN đối với NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định và đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo chất lượng cuộc sống cho NCC. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn có những khó khăn nhất định như công tác tổ chức thực thi đưa pháp luật ưu đãi NCC vào đời sống xã hội vẫn còn khó khăn, chưa thực sự công bằng giữa những NCC với nhau; mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp cho NCC đã được Chính phủ điều chỉnh hàng năm song vẫn chậm hơn so với lộ trình cải cách tiền lương và biến động của giá cả thị trường nên đời sống một bộ phận NCC và thân nhân của họ vẫn còn khó khăn nhưng chưa có chính sách hỗ trợ thường xuyên, lâu dài; bảng giá dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp theo quy định hiện nay đã quá lạc hậu, chênh lệch khá lớn so với giá cả thị trường; nhiều gia đình NCC còn khó khăn về nhà ở cần được hỗ trợ xây mới nhưng không được hỗ trợ nguồn vốn để xây dựng, sửa chữa kịp thời. Ngoài ra, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức QLNN còn hạn chế, hiệu lực hiệu quả QLNN chưa cao; bố trí nguồn lực chưa tương xứng với yêu cầu.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu việc thực hiện chức năng QLNN đối với NCC ở tỉnh Cao Bằng, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bình Phước; trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có thể so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm trong hoạt động QLNN đối với NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

Một là, cấp ủy, chính quyền phải chỉ đạo thực hiện QLNN đối với NCC quyết liệt bằng Chỉ thị, Đề án, kế hoạch; có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ, đưa vào tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm của mỗi cấp, mỗi ngành, địa phương, đơn vị.

Hai là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc mạnh mẽ, có sự phân công cụ thể trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, huy động UBMTTQVN, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên tham gia tuyên truyền các chính sách ưu đãi NCC trong tầng lớp nhân dân và tham gia hoạt động giám sát việc thi hành chính sách NCC trong các cơ quan nhà nước.

Ba là, tăng cường các nguồn lực đầu tư phục vụ hoạt động QLNN đối với NCC như về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản lý hồ sơ NCC. Cán bộ làm công tác QLNN đối với NCC phải đảm bảo về số lượng và được tổ chức bồi dưỡng đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ.

Bốn là, phải có định hướng hoàn thiện QLNN đối với NCC phù hợp với thực tế và định hướng phát triển văn hóa - xã hội của địa phương.

Năm là, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện QLNN đối với NCC phải được quan tâm đúng mức. Các Ban chỉ đạo đối với lĩnh vực NCC các cấp phải có chương trình công tác hàng năm, trong đó có kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện QLNN đối với NCC. Định kỳ hàng năm, 05 năm tổ chức sơ kết, đánh giá, biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động đền ơn đáp nghĩa, làm tốt công tác chính sách thương binh - liệt sĩ ở địa phương.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã đưa ra cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với NCC, từ khái niệm quản lý nhà nước đối với NCC, các chế độ ưu đãi đối với NCC, sự cần thiết QLNN đối với NCC, công tác tổ chức thực hiện, xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo việc thực hiện pháp luật, hợp tác quốc tế, đảm bảo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về NCC vào thực tiển. Bên cạnh tác giả còn phân tích, giới thiệu kinh nghiệm QLNN đối với NCC của các tỉnh như: Cao Bằng, Kiên Giang, Bình Phước để làm giá trị tham khảo cho tỉnh Bình Dương góp phần ngày càng hoàn thiện QLNN đối với NCC trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

Như vậy chương 1 đã tổng hợp những cơ sở lý luận Quản lý nhà nước đối với NCC cấp tỉnh, thành phố từ đó tạo tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng QLNN đối với NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương ở chương 2 và đưa ra các giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)