Tăng nguồn lực tài chính và huy động sự tham gia của xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 103 - 106)

hội để chăm lo cho người có công với cách mạng

Tăng cường nguồn lực trong quản lý nhà nước đối với người có công:

Để thực hiện việc đa dạng và tăng cường huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC trên địa bàn tỉnh, ngoài các biện pháp chung nêu trên, luận văn đưa ra một số giải pháp sau:

Trước hết, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác này. Về quản lý ngân sách Trung ương đối với trợ cấp ưu đãi NCC, duy trì thực hiện tốt công tác chi trả, thực hiện chế độ chính sách đối với NCC và thân nhân của họ đúng, đủ, kịp thời. Cần có biện pháp giám sát công khai, chặt chẽ công tác chi trả chế độ của cán bộ LĐ- TB&XH với bộ phận Tư pháp (thực hiện công tác khai tử) và gia đình NCC đối với trường hợp NCC và thân nhân mới từ trần, thôi hưởng tuất hàng tháng do hết tuổi hưởng để tránh trường hợp cán bộ chiếm dụng kinh phí chi trả làm mất lòng tin của NCC, nhân dân và các đơn vị, tổ chức, làm ảnh hưởng đến công tác huy động các nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi NCC.

Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa dứt điểm các hạng mục hư hỏng, xuống cấp của các nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công liệt sĩ. Hàng năm, tỉnh cần bố trí thêm kinh phí cùng với Trung ương để thực hiện công tác này.

Đa dạng hóa việc sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Hầu hết các địa phương đều sử dụng Quỹ cho công tác thăm hỏi, tặng quà cho NCC, gia đình liệt sĩ, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân các dịp lễ, Tết. Có thể sử dụng

nguồn Quỹ để thực hiện các hoạt động khác như hỗ trợ, cấp học bổng cho con em các gia đình thương binh - liệt sĩ để các em có điều kiện học tập tốt và giúp đỡ, tạo việc làm cho các em khi ra trường. Để tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho NCC sản xuất, mua bán nhỏ, mời chuyên gia tập huấn và hướng dẫn hỗ trợ vốn, hướng dẫn các mô hình phát triển kinh tế cho các gia đình NCC, trợ cấp, giúp đỡ NCC bị bệnh nặng, có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội, các hội đặc thù thấy được vai trò và phương pháp sử dụng hiệu quả, thiết thực của Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, từ đó công tác huy động Quỹ được nhiều thành phần trong xã hội quan tâm và đóng góp.

Công tác biểu dương, khen thưởng, nhân rộng gương NCC làm kinh tế giỏi cũng cần được quan tâm thường xuyên. Có thể hỗ trợ tài chính cho NCC làm kinh tế thông qua việc cho vay vốn, tích cực hỗ trợ và hướng dẫn về mô hình cũng như các phương pháp, kỹ thuật, kinh nghiệm làm kinh tế. Khi thành công, bản thân NCC chia sẻ với đồng đội (thông qua Hội Cựu chiến binh), giúp đỡ cho nhân dân nơi cư trú về công ăn việc làm, ổn định cuộc sống.

Huy động sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng xã hội vào việc chăm lo cho người có công với cách mạng: Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương luôn xác định việc quan tâm, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn xã hội. Do nguồn lực của Trung ương dành cho NCC vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu đầy đủ của NCC. Tuy vậy, Đảng bộ, chính quyền, U B MTTQVN tỉnh luôn phát huy truyền thống, đạo lý của dân tộc, động viên, khuyến khích toàn dân tham gia vào công cuộc vận động đóng góp vào nguồn xã hội hóa để chăm lo đời sống cho NCC. Vận động từ nguồn xã hội hóa chính là việc huy động sự tham gia của các tổ chức và của toàn xã hội

cùng Nhà nước tham gia chăm lo đời sống cho NCC, vừa thể hiện trách nhiệm, vừa là đạo lý, cần phải biến nó thành ý chí của toàn xã hội. Vận động từ nguồn xã hội hóa được xác định là ngày càng quan trọng đối với tất cả lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của từng địa phương nói chung và lĩnh vực chính sách ưu đãi NCC nói riêng nhằm huy động tối đa các thành phần của xã hội tham gia vào công tác chăm lo đời sống cho NCC và thực hiện các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.

Với tầm quan trọng như vậy, để tăng cường vận động nguồn xã hội hóa để chăm sóc NCC và thực hiện các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đạt hiệu quả cao hơn. Luận văn đưa ra một số giải pháp sau:

Huy động các nguồn lực để chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần đối với NCC và thân nhân của họ: Để thực hiện nội dung này, không nhất thiết phải triển khai thực hiện một cách máy móc, rập khuôn theo các chương trình, phong trào “đền ơn đáp nghĩa” của Trung ương, bởi có những phong trào không phù hợp với thực tiễn địa phương như vậy vừa không có hiệu quả, vừa mang bệnh hình thức. Vì vậy, muốn thực hiện có hiệu quả, trước hết các cơ quan có trách nhiệm phải dựa trên tình hình thực tế đời sống NCC ở từng địa phương, từng hộ gia đình. Làm sao nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của họ để xây dựng những chương trình, phát động các phong trào “đền ơn đáp nghĩa” phù hợp. Từ đó kết nối được nhu cầu của NCC với điều kiện của từng đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội, có như thế việc vận động từ nguồn xã hội hóa mới có hiệu quả và đúng ý nghĩa.

Huy động các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng, các cá nhân trong xã hội tham gia giám sát, phối hợp cùng cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tốt pháp luật ưu đãi đối với NCC: Bên cạnh huy động sức mạnh của đoàn thể, cộng đồng trong việc chăm sóc NCC thì việc phát huy sức mạnh của đoàn thể,

của cộng đồng trong việc giám sát, phối hợp thực hiện tốt pháp luật ưu đãi đối với NCC cũng không kém phần quan trọng. Bởi chỉ có cộng đồng dân cư mới ở gần với NCC nhất, nắm rõ công trạng, tình hình đời sống của NCC nhất, cho nên phát huy sức mạnh ở đây một mặt để phát hiện những trường hợp lợi dụng chính sách để được hưởng lợi song mặt khác giúp những trường hợp chưa được công nhận có điều kiện được thụ hưởng ưu đãi của Nhà nước.

Để làm tốt việc này trước hết cần tuyên truyền để nâng cao ý thức pháp luật nói chung và nhận thức về pháp luật đối với NCC nói riêng để cộng đồng xã hội nhận thức rõ các quy định của pháp luật về chính sách ưu đãi NCC. Khi có ý thức, am hiểu pháp luật thì việc xây dựng, áp dụng thực hiện pháp luật mới thực sự có hiệu quả trong đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)