với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về công tác chính sách NCC là vấn đề hết sức quan trọng. Vì vậy, công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực NCC đã được đổi mới với nhiều hình thức phong phú như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử, tổ chức tập huấn, tờ rơi, pano, các buổi gặp mặt để phổ biến, truyền tải những chính sách đối với NCC tới toàn thể đối tượng và nhân dân được biết.
Các văn bản có liên quan đến Pháp lệnh và tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ Văn hóa - Xã hội xã, phường, thị trấn do Bộ LĐ-TB&XH phát hành đã được in ấn, cung cấp đầy đủ cho cán bộ làm công tác Văn hóa - Xã hội từ xã, phường, huyện, tỉnh và cán bộ lãnh đạo các ban, ngành đoàn thể trong tỉnh. Thủ tục hồ sơ từng loại đối tượng được hệ thống lại rõ ràng, chi
tiết và niêm yết tại UBND các xã, phường, thị trấn, Phòng LĐ-TB&XH các huyện, thị xã, thành phố để mọi người dân và NCC được biết.
Song song với các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua để kịp thời giải quyết các chế độ, chính sách đối với gia đình NCC, từ năm 2013 - 2018 UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai thực hiện trên lĩnh vực NCC. Ngoài việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở LĐ-TB&XH cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật ưu đãi đối với NCC trên địa bàn tỉnh:
Quyết định số 68/2009/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quy định về việc giải quyết miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Nghị quyết số 64/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh Bình Dương về chính sách hỗ trợ việc tang đối với một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Quyết định số 64/2011/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND tỉnh Bình Dương Quy định mức hỗ trợ việc tang đối với một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 07/5/2014 của UBND tỉnh Bình Dương về việc thành lập Ban rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC trong 02 năm (2014 – 2015);
Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 23/3/2015 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với NCC
trên địa bàn tỉnh Bình Dương (thay thế Quyết định số 68/2009/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 của UBND tỉnh Bình Dương);
Nghị quyết số 08/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của HĐND tỉnh Bình Dương về chính sách hỗ trợ một số đối tượng NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của HĐND tỉnh Bình Dương về chính sách hỗ trợ việc tang đối với một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Bình Dương (thay thế Nghị quyết số 64/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh Bình Dương).
2.3.2. Tổ chức thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thực hiện xác nhận hồ sơ người có công với cách mạng: Thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng, Pháp lệnh số 05/2012/PL-UBTVQH13 ngày 20/10/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị định 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT- BNV-BQP-BLĐTBXH ngày 10/10/2014 của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt
Nam anh hùng”. Đặc biệt là Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT- BQP- BLĐTBXH ngày 22/10/2013 của Bộ Quốc phòng, Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.
Tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến những nội dung mới về tiêu chuẩn hưởng trợ cấp của một số nhóm đối tượng người có công, trình tự thủ tục xác nhận hồ sơ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Thông tin nội bộ của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, báo đài Bình Dương, thông tin Hội Cựu chiến binh qua các hình thức bài viết, đối thoại trên sóng phát thanh, truyền hình. Qua đó, nhận thức của nhân dân, cũng như NCC nắm được cơ bản những nội dung quy định. Đã tiến hành chuyển xếp mức hưởng trợ cấp cho người HĐKC bị phơi nhiễm CĐHH từ 02 mức sang 04 mức, thực hiện chế độ trợ cấp cho người phụ vụ suy giảm từ 81% trở lên hưởng hàng tháng; thực hiện thủ tục những người hưởng chế độ người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù đày đã hưởng trợ cấp 01 lần sang hưởng trợ cấp hàng tháng và thực hiện chế độ truy lĩnh từ tháng 9 năm 2012; chuyển xếp trợ cấp Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ mức ấn định sang theo số lượng liệt sĩ; tiếp nhận xác nhận hồ sơ liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT- BQP-BLĐTBXH; tiếp nhận xét duyệt đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng; xác lập hồ sơ người HĐKC bị nhiễm CĐHH, người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù đày. Ngoài ra, tổ chức thực hiện các quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ như: Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Bằng khen của Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc; Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia. Đây là một trong những mặt công tác được tỉnh quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt. Trong 06 năm (2013- 2018) đã xác nhận công nhận trên 6.000 NCC, nâng tổng số toàn tỉnh hiện nay hơn 63.000 NCC được công nhận [Bảng 2.1].
Bảng 2.1. Tình hình giải quyết hồ sơ ưu đãi người có công tỉnh Bình Dương
Năm Tổng hồ sơ được giải quyết
2013 1.135
2015 1.320
2018 1.525
Tổng cộng 3.980
Tổ chức thực hiện các chế độ ưu đãi đối với NCC: Việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về NCC là nội dung cốt lõi và cơ bản nhất của công tác QLNN về NCC; ngoài việc thực hiện xác nhận xét duyệt hồ sơ trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là NCC thì việc thực hiện đúng, đủ và kịp thời các chế độ chính sách cho NCC chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Trong nhiều năm qua, tỉnh nhận thức tốt điều này và đã chú trọng lãnh đạo thực hiện tốt công tác này không để cho sai sót xảy ra. Chế độ trợ cấp hàng tháng được thực hiện đảm bảo trong 07 ngày đầu tháng, việc chi trả trợ cấp cho NCC giao cho Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện ký hợp đồng với Chủ tịch UBND cấp xã, là người gần NCC nhất, việc tổ chức chi trả được tổ chức đến tại trụ sở ấp, khu phố, những trường hợp NCC vì lý do gì đó mà không đến nhận được thì người chi trả đến tận nhà giao cho NCC, qua việc chi trả này mà cán bộ cấp xã nắm được tình hình kinh tế, sức khỏe và sự khó khăn cần giúp đỡ, để chính quyền địa phương có sự hỗ trợ kịp thời giúp cho NCC đỡ bớt những khó khăn trong cuộc sống đời thường, đây là thể hiện sự phục vụ tận tâm của Đảng và Nhà nước đối với NCC.
Chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ LĐ- TB&XH và Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với NCC và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ thì đã được điều chỉnh chế độ điều dưỡng luân phiên từ 05 năm/lần còn 02 năm/lần đã rút ngắn lại chu kỳ điều dưỡng. Đây là điều kiện tốt cho NCC cứ cách một năm có thể được đi đến các Trung tâm điều dưỡng để được bồi bổ cơ thể, tập luyện phục hồi chức năng, tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, gặp gỡ đồng đội cho tinh thần thoải mái lúc tuổi cao, làm động lực cho NCC tiếp tục góp sức cho địa phương thực hiện tốt chủ trương chính sách của nhà nước xây dựng
quê hương giàu mạnh. Việc tổ chức điều dưỡng tùy vào điều kiện sức khỏe của NCC hàng năm và ủy quyền cho cấp huyện tổ chức điều dưỡng tập trung tại các tỉnh như Đà Lạt, Nha Trang, Kiên Giang. Ngoài chế độ điều dưỡng hàng năm theo quy định, hàng năm UBND tỉnh trích ngân sách tỉnh từ 01 đến 02 tỷ đồng tổ chức cho NCC thuộc diện Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cán bộ HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày và những NCC tiêu biểu khác đi tham quan thủ đô Hà Nội – viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích nhà tù Côn Đảo và Phú Quốc. Kết quả thực hiện điều dưỡng, phục hồi sức khỏe từ năm 2013 - 2018 [Bảng 2.2].
Bảng 2.2 . Số liệu điều dưỡng người có công tỉnh Bình Dương
Đơn vị tính: người
TT HÌNH THỨC ĐIỀU DƯỠNG 2013 2015 2018
1 Điều dưỡng tại gia đình 1.593 1.750 2.781
2 Điều dưỡng tập trung tại Trung
tâm Điều dưỡng Người có công 950 1.250 1.420
3 Tham quan Thủ đô Hà Nội 90 100 120
4 Tham quan Côn Đảo, Phú Quốc 40 50 70
TỔNG CỘNG 2.673 3.150 4.391
(Nguồn:Sở Lao động - Thương binh và Xã hộitỉnh Bình Dương, năm 2013 - 2018)
Nhà nước đảm bảo kinh phí mua BHYT cho NCC và thân nhân của họ là một chính sách thật tốt đẹp, vì những NCC đa phần tham gia chiến đấu, công tác trong điều kiện hết sức khắc nghiệt, lại bị thương do bom đạn, bị tra tấn khi bị địch bắt tù đày đã để lại nhiều di chứng cả thể xác, lẫn tinh thần. Sau khi Pháp lệnh ưu đãi NCC được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012 thì chế độ này được mở rộng thêm đến tất cả các con của liệt sĩ. Tỉnh đã tổ
chức thực hiện kịp thời chế độ này cho NCC và thân nhân của họ. Kết quả thực hiện chế độ BHYT cho NCC và thân nhân của họ từ năm 2013 – 2018 [Bảng 2.3].
Bảng 2.3. Số liệu thực hiện bảo hiểm y tế người có công và thân nhân
Đơn vị tính: người
TT Đối tượngđược mua bảo hiểm y tế 2013 2015 2018 1 Người có công 11.345 13.948 17.010 2 Thân nhân người có công 3.586 4.010 5.013 TỔNG CỘNG 14.931 17.958 22.023
(Nguồn:Sở Lao động - Thương binh và Xã hộitỉnh Bình Dương, năm 2013 - 2018)
Các chế hỗ trợ học tập cho NCC và thân nhân, hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng cho NCC được triển khai kịp thời, đảm bảo các đối tượng thuộc diện điều được hưởng trợ cấp, nhất là khi triển khai thực hiện Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/9/2015 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với NCC và con đẻ của họ, theo quy định này thì việc hỗ trợ trước tiên là phải xác lập hồ sơ lần đầu và được lưu trữ như hồ sơ NCC, hàng năm người được hỗ trợ cung cấp tài liệu chứng minh còn đang học là được giải quyết hỗ trợ, thủ tục bớt đi rất nhiều so với trước đây, việc xác lập hồ sơ hoặc bổ sung có thể thực hiện qua đường bưu điện không nhất thiết phải đến trực tiếp và có thể chi hỗ trợ qua tài khoản. Đây là một bước cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng [Bảng 2.4].
Bảng 2.4. Thực hiện hỗ trợ học tập và dụng cụ chỉnh hình
Đơn vị tính: người
TT Nội dung hỗ trợ 2013 2015 2018
1 Hỗ trợ học tập 135 194 268
2 Hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình 127 140 180
(Nguồn:Sở Lao động - Thương binh và Xã hộitỉnh Bình Dương, năm 2013 - 2018)
Tổ chức chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NCC: Ngoài việc thực hiện các chế độ trợ cấp theo quy định trên, Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp còn quan tâm đề ra những chủ trương chính sách và tổ chức thực hiện các chính sách khác nhằm hỗ trợ tốt hơn và nâng cao đời sống cho NCC như chính sách hỗ trợ nhà tình nghĩa cho NCC. Tính từ năm 2013 - 2018 tỉnh đã thực hiện hỗ trợ được 835 hộ, trong đó xây mới 157 hộ, sửa chữa 678 hộ, tổng số tiền gần 30 tỷ đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ 10 tỷ đồng, địa phương hỗ trợ gần 30 tỷ đồng. [Bảng 2.5]
Bảng 2.5. Kết quả hỗ trợ nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng
Đơn vị tính: tỷ đồng THỜI GIAN NỘI DUNG HỖ TRỢ 2013 2015 2018 Số căn 23 30 38 XÂY MỚI Số tiền 1,26 1,65 2,09
Số căn 101 113 150 SỬA CHỮA Số tiền 2,78 3,10 4,12 Số căn 124 143 188 TỒNG CỘNG Số tiền 4,04 4,75 6,21
(Nguồn:Sở Lao động - Thương binh và Xã hộitỉnh Bình Dương, năm 2013 - 2018)
Phong trào “đền ơn đáp nghĩa” đây là hoạt động thể hiện sự tri ân đối với NCC, những người đã hy sinh một phần xương máu của mình cho công cuộc giải phóng dân tộc thống nhất Tổ quốc, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong những năm qua, thực hiện Pháp lệnh ưu đãi NCC, UBMTTQVN các cấp phối hợp với ngành LĐ-TB&XH các cấp phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa với các hoạt động vận động thành lập quỹ