Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 65 - 78)

lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

UBND tỉnh Bình Dương: Thực hiện Điều 8 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội, UBND tỉnh Bình Dương do HĐND tỉnh Bình Dương bầu, là cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương, chịu trách nhiệm trước nhân dân và HĐND tỉnh Bình Dương và Chính phủ.

Theo Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, nhiệm vụ quyền hạn của UBND tỉnh quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ,

quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh.

Đối với lĩnh vực quản lý NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh chỉ quản lý chung về thủ tục pháp lý và ký ban hành một số Quyết định có liên quan đến lĩnh vực NCC như:

Quyết định số 68/2009/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quy định về việc giải quyết miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

Quyết định số 64/2011/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND tỉnh Bình Dương Quy định mức hỗ trợ việc tang đối với một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ NCC về nhà ở năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 07/5/2014 của UBND tỉnh Bình Dương về việc thành lập Ban rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC trong 02 năm (2014 – 2015);

Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 23/3/2015 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương (thay thế Quyết định số 68/2009/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 của UBND tỉnh Bình Dương);

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương: trên cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02 tháng 10/2015 của Bộ Lao động - TB&XH, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở LĐ-TB&XH thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng LĐ-TB&XH thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và quyết định số 53/2008/QĐ-UBND ngày 30/09/2008 của UBND tỉnh Bình Dương quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương như sau:

Vị trí và chức năng: Sở LĐ-TB&XH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh QLNN về các lĩnh vực: việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Sở LĐ-TB&XH có 10 phòng chuyên môn và 11 đơn vị trực thuộc, trong đó có Phòng Người có công thực hiện công tác tham mưu cho Sở LĐ- TB&XH về lĩnh vực quản lý NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cụ thể:

“10. Về lĩnh vực người có công:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn;

b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ ở địa phương; quản lý nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ trên địa bàn được giao;

c) Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác quy tập, tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sỹ, thông tin, báo tin về mộ liệt sỹ, thăm viếng mộ liệt sỹ, di chuyển hài cốt liệt sỹ;

d) Tham gia Hội đồng giám định y khoa về thương tật và khả năng lao động cho người có công với cách mạng;

đ) Quản lý đối tượng và quản lý kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định;

e) Hướng dẫn và tổ chức các phong trào Đền ơn đáp nghĩa; quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của tỉnh theo quy định của pháp luật”.

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương được UBND tỉnh ủy quyền thực hiện công tác QLNN đối với NCC như: ban hành Quyết định hưởng trợ cấp đối với NCC; ban hành Quyết định về việc trợ cấp mai táng phí, trợ cấp một lần cho thân nhân khi người có công NCC từ trần; ban hành Phiếu báo tiếp nhận hồ sơ NCC từ tỉnh khác chuyển đến; ban hành Phiếu báo di chuyển hồ sơ NCC đến tỉnh khác; ban hành Quyết định trợ cấp thờ cúng đối với thân nhân được họ tộc ủy quyền đảm nhiệm thờ cúng liệt sĩ.

UBND cấp huyện:

Tỉnh Bình Dương có 09 huyện, thị xã, thành phố: Thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, thị xã Bến Cát, Tân Uyên, các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng và Phú Giáo.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội, UBND cấp huyện do HĐND cấp huyện bầu ra gồm Chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên và chịu trách nhiệm trước nhân dân và HĐND của huyện.

Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện: Xây dựng, trình HĐND huyện quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền, trong đó có lĩnh vực người có công và tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND huyện. Thực

hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện.

Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện:

Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02/10/2015 của Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Nội vụ thì Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

Đối với lĩnh vực người có công: Phòng LĐ-TB&XH có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực NCC giúp UBND cấp huyện QLNN đối với NCC và tổ chức thực hiện quản lý các công trình ghi công liệt sĩ. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực NCC đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ NCC, theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực NCC, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ

thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực NCC, thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND cấp huyện và Sở Lao động - TB&XH.

UBND cấp xã:

Tỉnh Bình Dương có tất cả 91 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 41 phường, 02 thị trấn và 48 xã.

UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND cấp huyện. UBND cấp xã chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

Đối với lĩnh vực người có công: UBND cấp xã là cơ quan trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách đối với NCC ở địa phương. Cán bộ, công chức phụ trách thực hiện chính sách ưu đãi NCC là người quyết định hiệu quả của công tác thực hiện chế độ, chính sách đối với NCC và thân nhân của họ theo quy định của pháp luật. Hiện nay toàn tỉnh có 91/ 91 xã, phường, thị trấn có công chức văn hóa - xã hội thực hiện công việc LĐ- TB&XH theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Trong QLNN về thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC, cấp xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ tổ chức, theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các

đối tượng chính sách lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và NCC; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn cấp xã.

Cán bộ quản lý là người có trách nhiệm, thẩm quyền về mặt hành chính và chuyên môn, đại diện cho Nhà nước về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý cấp trên để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách cho NCC nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Đội ngũ cán bộ công chức QLNN đảm nhiệm trực tiếp, làm việc trong lĩnh vực người có công tỉnh Bình Dương gồm:

Đội ngũ cán bộ công chức QLNN tại Phòng Người có công Sở LĐ- TB&XH: 06 người (03 lãnh đạo Phòng, 03 chuyên viên).

Đội ngũ cán bộ công chức QLNN trong lĩnh vực Người có công 09 huyện, thị xã, thành phố là chuyên viên phụ trách lĩnh vực NCC và chuyên viên kế toán: 18 người.

Đội ngũ cán bộ công chức QLNN trong lĩnh vực Người có công tại 91 xã, phường, thị trấn là công chức Văn hóa – Xã hội: 91 người.

Như vậy, toàn tỉnh có 115 cán bộ, công chức làm công tác chính sách ưu đãi Người có công, thường xuyên được củng cố, kiện toàn ổn định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Trong đó, trình độ Trung cấp: 25 người, Cao đẳng: 20 người, Đại học: 70 người.

Hàng năm UBND tỉnh đều chỉ đạo các cơ quan, ban ngành theo chức năng nhiệm vụ phối hợp tổ chức tập huấn cho cán bộ thực hiện công tác chính sách NCC. Sở LĐ-TB&XH tỉnh hàng năm đều xây dựng kế hoạch và trực tiếp

tổ chức 03 lớp tập huấn cho 209 lượt cán bộ, lãnh đạo trực tiếp và gián tiếp làm công tác chính sách NCC cấp huyện và cấp xã.

Về đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách NCC: hàng năm UBND tỉnh đều chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH và UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND cấp xã thường xuyên rà soát, cử cán bộ, công chức đi học cao cấp lý luận chính trị hoặc trung cấp lý luận chính trị, các lớp bồi dưỡng chuyên viên chính hoặc chuyên viên, các lớp liên thông cao đẳng, đại học hệ vừa học vừa làm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như về lý luận chính trị để đáp ứng nhu cầu công việc trong lĩnh vực chính sách người có công trên địa bàn tỉnh. Hình thức học đa dạng gồm cử đi đào tạo hoặc khuyến khích tự đào tạo, hệ vừa học vừa làm. Sau khi hoàn thành chương trình và tốt nghiệp khóa học sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ phù hợp theo quy định của UBND tỉnh Bình Dương.

2.3.4. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Đối với bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực NCC: tỉnh Bình Dương là địa phương tự cân đối được ngân sách hàng năm nên lương của cán bộ, công chức được đảm bảo hưởng lương từ ngân sách địa phương. Ngoài ra, ngân sách Trung ương hỗ trợ chi ưu đãi cho người có công cấp về hàng năm cũng được trích lại một phần lệ phí để chi cho các hoạt động chi trả trợ cấp ưu đãi, chi quản lý hồ sơ, chi văn phòng phẩm, làm thêm giờ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chính sách NCC từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Đối với việc chi trợ cấp ưu đãi hàng tháng và một lần cho NCC:

Hiện nay, việc chi trợ cấp ưu đãi NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương được thực hiện thông qua hai nguồn lực tài chính: từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vận động xã hội hóa. Theo định hướng cải cách

chính sách trợ cấp ưu đãi NCC năm 2020 và những năm tiếp theo, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm tổ chức thực hiện tốt chính sách ưu đãi NCC, đẩy mạnh vận động nguồn xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia đóng góp. Như vậy, ngân sách nhà nước vẫn giữ vai trò chủ yếu trong thực hiện chính sách ưu đãi NCC.

Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí để thực hiện các chế độ, chính sách đối với NCC chủ yếu hỗ trợ tài chính thông qua hình thức trợ cấp, phụ cấp, BHYT và các chế độ ưu đãi khác (chu cấp trang thiết bị, điều dưỡng, nhà ở, quà nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày lễ Thương binh – Liệt sĩ hàng năm, ưu đãi giáo dục, công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ).

Ngân sách địa phương trong điều kiện cụ thể mà các địa phương bổ sung để nâng cao mức trợ cấp hoặc tặng quà, cho NCC ở địa phương trong dịp lễ, Tết. Cùng với nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước, chủ trương tạo tài chính từ nguồn vận động xã hội hóa để thực hiện chính sách ưu đãi NCC đã được triển khai bước đầu và thu được kết quả tích cực. 05 phong trào tình nghĩa được triển khai trên toàn quốc, bao gồm: huy động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; xã, phường làm tốt công tác thương binh – liệt sĩ; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chăm lo ưu đãi cho NCC và thân nhân của họ. Các chính sách được mở rộng, các chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 65 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)