Định hướng của tỉnh Bình Dương trong quản lý nhà nước đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 91 - 94)

với người có công với cách mạng

Bình Dương là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về thực hiện tốt QLNN đối với NCC, từ khi tách tỉnh năm 1997 đến nay, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Dương luôn quan tâm, chăm lo tốt các chế độ chính sách cho người có công, đảm bảo mức sống người có công ngày càng ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần.

Tại Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX năm 2010 khẳng định quan điểm “Giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc, nhất là lao động, việc làm, bồi dưỡng, tái định cư, đẩy mạnh chương trình giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng của đời sống nhân dân. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và đối tượng

bảo trợ xã hội; kéo giảm chênh lệch mức sống, hưởng thụ văn hóa giữa các tầng lớp dân cư giữa đô thị và nông thôn” .

Tại Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ X năm 2015 khẳng định quan điểm “Tăng cường cải thiện đời sống vật chất, văn hóa cho người có công và nhân dân lao động, đảm bảo gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sóng trung bình của người dân cùng nơi cư trú; tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; huy động các nguồn lực thực hiện thất tốt công tác đền ơn đáp nghĩa”.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Trong đó, đặc biệt quan tâm các gia đình NCC có hoàn cảnh khó khăn, NCC hiện đang sống cô đơn, không nơi nương tựa, các gia đình NCC vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng trước đây, phấn đấu không để hộ người có công thuộc diện hộ nghèo. Ưu tiên nguồn lực giải quyết những nhu cầu cấp thiết đối với NCC, như phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, dạy nghề, tạo việc làm, giúp đỡ các gia đình NCC khó khăn phát triển sản xuất, kinh doanh. Ðẩy mạnh phong trào vận động nguồn xã hội hóa phục vụ cho công tác chính sách NCC. Trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội kết hợp với nguồn lực của Nhà nước, phấn đấu đến năm 2025, 100% gia đình NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tu bổ, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ; đẩy mạnh tìm kiếm, xác định danh tính liệt sĩ, quy tập hài cốt liệt sĩ, kịp thời thông báo và tạo điều kiện thuận lợi để thân nhân liệt sĩ đến thăm viếng.

Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương trong thực hiện công tác

NCC; chú trọng các biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác này.

Bằng những việc làm cụ thể, các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân cần tích cực tham gia có trách nhiệm đối với công tác NCC và phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và NCC", ủng hộ quỹ "Ðền ơn đáp nghĩa". Tôn vinh, biểu dương những tấm gương thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ đã phát huy ý chí tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên, tích cực lao động, sản xuất, tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Kịp thời phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp trong các phong trào "Ðền ơn đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và NCC", chung sức giúp đỡ các gia đình NCC khắc phục khó khăn, cải thiện đời sống.

Tiếp tục giải quyết hồ sơ tồn đọng phải được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc, đảm bảo các yêu cầu của pháp luật về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện; về thủ tục cần xem xét, vận dụng cụ thể cho từng trường hợp, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, đồng thời tích cực tìm kiếm, khai thác mọi nguồn thông tin, mọi căn cứ có cơ sở phục vụ việc xác nhận NCC.

Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các cá nhân, tổ chức liên quan, đặc biệt là các cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, đồng chí, đồng đội cùng hoạt động, ý kiến của cộng đồng nhân dân, đồng thời phát huy tốt vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong quá trình giải quyết hồ sơ chính sách NCC.

Đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Đặc biệt tại bước xét duyệt ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia giám sát.

Sở LĐ-TB&XH tiếp tục chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai Nghị quyết nêu trên, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra. Cùng với đó, công tác thanh, kiểm tra cũng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh để ngăn ngừa các hành vi tiêu cực xuất hiện trong quá trình giải quyết hồ sơ tồn đọng.

Tri ân những NCC, đảm bảo công bằng xã hội là sự thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội, góp phần ổn định tình hình chính trị, củng cố lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước, động viên thế hệ trẻ sẵn sàng cống hiến vì sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, phát triển vững chắc.

Như vậy, định hướng chung của tỉnh Bình Dương qua các năm có sự thay đổi nhưng chú trọng nhất vẫn là công tác chính sách đối với NCC, thực hiện tốt những chủ trương của Đảng và Nhà nước trong mọi thời kỳ. Khẳng định quan tâm đến đối tượng NCC là vấn đề cấp thiết, luôn đổi mới, nghiên cứu đề xuất, bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn để khắc phục những hạn chế và tồn đọng, bắt kịp với quá trình đổi mới của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)