nhà nước đối với người có công với cách mạng
Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo
Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Kiểm tra là hoạt động thường xuyên của từng cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của chính mình. Qua kiểm tra các cơ quan, tổ chức đánh giá đúng mực việc làm của mình, từ đó đề ra chủ trương, biện pháp, phương hướng hoạt động tiếp theo một cách hợp lý hơn. Trong trường hợp này, kiểm tra mang ý nghĩa xem xét, nhìn lại việc làm của chính mình để tự điều chỉnh, hay tìm biện pháp thực hiện nhiệm vụ tốt hơn hiệu quả hơn.
Thanh tra là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động QLNN, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể tổ chức, cá nhân khác.
Giám sát, kiểm tra, thanh tra là một trong những hoạt động quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Trong tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC, thông qua kiểm tra, thanh tra để phát hiện ra những khiếm khuyết của chế độ chính sách pháp luật để đề xuất điều chỉnh; phát hiện những sai phạm trong thực thi chính sách để xử lý, điều chỉnh kịp thời.
Khiếu nại được hiểu là: “việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” (Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011).
Tố cáo được hiểu: “là việc công dân theo thủ tục báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ
cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” (Khoản 1, Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011).
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là việc xác minh, kết luận và ra quyết định của người giải quyết khiếu nại, là việc xác minh, kết luận về nội dung và quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo.
Trong lĩnh vực ưu đãi đối với NCC, những vụ việc liên quan đến khiếu nại, tố cáo về những sai phạm trong thực hiện chế độ, chính sách, đến việc xác nhận, công nhận NCC ảnh hưởng rất lớn đến trật tự xã hội, tư tưởng chính trị, đặc biệt là ảnh hưởng đến việc giáo dục truyền thống cách mạng đối với thế hệ trẻ và quan trọng hơn hết sẽ làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong thực hiện chính sách đối với NCC phải được giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở, đúng thời gian quy định, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài.