Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 81 - 83)

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết chế độ cho NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng còn những khó khăn, hạn chế nhất định:

Một là, các văn bản quy định về chính sách NCC tuy ngày càng hoàn thiện nhưng vẫn còn chồng chéo, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Sự phối hợp giữa các địa phương trong cả nước vẫn chưa đồng bộ dẫn đến thắc mắc từ người hưởng chính sách, chế độ. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi NCC từng bước được nâng lên, tuy nhiên vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng nên một bộ phận NCC đời sống vẫn còn khó khăn.

Hai là, do cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ lâu dài, ác liệt, nhiều đơn vị thay đổi, giải thể, hồ sơ cá nhân không còn lưu giữ; người trực tiếp biết sự việc tuổi đã cao, trí nhớ hạn chế, không còn nhớ hoặc đã chết nên

vẫn còn nhiều trường hợp chưa được hưởng chính sách ưu đãi NCC. Vẫn còn tình trạng lợi dụng chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất đối với NCC.

Ba là, về công tác tổ chức bộ máy QLNN đối với NCC, phát triển đội ngũ

cán bộ, công chức làm công tác chính sách NCC: cả tỉnh Bình Dương có 115 biên chế làm công tác chính sách NCC mà quản lý hơn 63.000 người có công thì rõ ràng là việc tổ chức thực hiện công tác QLNN gặp rất nhiều khó khăn. Về trình độ chuyên môn và năng lực công chức chưa thật sự đồng đều, những công chức có năng lực tốt nhất là cấp xã thường được điều động công tác khác. Khối lượng công việc trong lĩnh vực văn hóa – xã hội là rất lớn bao gồm công tác hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ, chi trả chế độ, tham mưu lãnh đạo triển khai các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách công tác ở nhiều địa phương phải kiêm nhiệm, không biên chế chính thức nên thường xuyên thay đổi. Hơn nữa, một số cán bộ, công chức không phải là người địa phương nên việc nắm bắt đối tượng cũng gặp nhiều khó khăn. Năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Về năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, chưa có tính chuyên nghiệp, phần lớn thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết công việc, thụ động trong thực thi các nhiệm vụ. Thiếu khả năng bao quát tình hình. Một số cán bộ, công chức ở cơ sở còn thiếu tinh thần trách nhiệm, có biểu hiện quan liêu, hách dịch, gây phiền hà cho nhân dân. Tuy đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ nhưng kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, một số trách nhiệm chưa cao, năng lực chuyên môn còn yếu nên chất lượng hiệu quả công tác thấp. Lãnh đạo một số địa phương còn chưa quan tâm đúng mức tập trung chỉ đạo giải quyết những tồn đọng về xác nhận liệt sỹ, thương binh ở địa phương nên vẫn còn hồ sơ tồn đọng chưa được giải quyết.

Bốn là, về bố trí nguồn lực thực hiện chính sách đối với NCC: Trung ương

ghi công liệt sĩ của tỉnh mặc dù hàng năm đều được quan tâm sửa chữa nhưng vẫn bị xuống cấp trầm trọng, nguồn kinh phí thực hiện việc tôn tạo, nâng cấp có phân bổ nhưng rất hạn chế, không đáp ứng nhu cầu của địa phương. Hồ sơ NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang quản lý với số lượng lớn; có những hồ sơ phát sinh từ năm 1975, các giấy tờ trong hồ sơ cũ, mờ, rách; hồ sơ được sử dụng thường xuyên để phục vụ cho việc giải quyết chính sách cho NCC và thân nhân của họ, kể cả việc khai thác phục vụ cho các sở, ban ngành, đoàn thể khi có yêu cầu trích lục hồ sơ.

Năm là, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách cho NCC có quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế. Việc tổ chức tự kiểm tra, giám sát ở cấp huyện, xã chưa thường xuyên nên đã để xảy ra tình trạng một chế độ mà NCC được hưởng 02 nơi, hoặc hưởng trợ cấp không tại nơi thường xuyên cư trú, thông tin trong hồ sơ NCC không đúng với giấy tờ tùy thân, giải quyết chính sách cho NCC còn thiếu sót, chưa đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)