1.1. Một số khái niệm
1.1.6. Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
QLNN về di sản văn hóa phi vật thể là việc thiết lập cơ sở pháp lý và khoa học – công cụ quản lý để tác động lên đối tƣợng quản lý nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Về bản chất, quản lý di sản văn hóa phi vật thể là quản lý các hoạt động của con ngƣời/cộng đồng xã hội (nghiên cứu, kiểm kê, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị…) có thể tác động ở cả hai chiều thuận và nghịch tới di sản văn hóa phi vật thể. Nhƣ vậy, cũng có thể hiểu, quản lý di sản văn hóa phi vật thể là thiết lập mối quan hệ gắn bó giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về văn hóa và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng nơi có di sản văn hóa phi vật thể cần đƣợc bảo vệ, phát huy. Ngƣời ta thƣờng đề cập đến những hoạt động chính nhƣ: Bảo vệ di sản về mặt pháp lý và khoa học; Bảo vệ di sản về mặt khoa học – kỹ thuật; Phát huy giá trị di sản gắn với phát triển bền vững kinh tế, xã hội.
Về mặt chiến lƣợc, quản lý di sản văn hóa phi vật thể đặt ra những nhiệm vụ chính phải thực hiện là:
Nhận dạng các mặt giá trị tiêu biểu của di sản văn hóa phi vật thể và tình trạng kỹ thuật, hiện trạng môi trƣờng thiên nhiên, xã hội xung quanh di sản.
Làm rõ các yếu tố tác động tới di sản theo cả hai chiều thuận và nghịch để có định hƣớng kiểm soát đƣợc những tác động tiêu cực làm ảnh hƣởng tới sự toàn vẹn và suy giảm giá trị của di sản.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu các xung đột có thể xảy ra trong quá trình bảo tồn và phát triển, cũng tức là tạo lập sự cân bằng động giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế xã hội.
Phát huy giá trị, truyền thống giáo dục, hình thành thái độ ứng xử văn hóa cho các cộng đồng có hoạt động liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể.
Huy động các nguồn lực xã hội, đồng thời đầu tƣ thỏa đáng cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản.