1.3. Vai trò quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm
1.3.2. Điều chỉnh hoạt động di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm
Di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh cũng nhƣ hầu hết các di sản văn hóa phi vật thể khác, không chỉ gắn bó với các chủ thể văn hóa mà còn hòa quyện vào không gian sinh thái – nhân văn, nơi chúng đƣợc sáng tạo ra và đang diễn biến, tiếp diễn trong đời sống đƣơng đại của cộng đồng cƣ dân xứ Nghệ. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh hàm chứa những yếu tố mang tính lịch sử, đồng thời mang hơi thở của thời đại mà chủ thể văn hóa cũng nhƣ chủ sở hữu nó đang sống và làm việc, truyền thống nào cũng luôn luôn đƣợc lịch sử bồi đắp và bổ sung. Chính vì thế, định hƣớng hoạt động di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh phải vừa giữ gìn đƣợc những giá trị gốc vừa khuyến khích sáng tạo cách tân, cải biên để phù hợp với thời đại.
1.3.2. Điều chỉnh hoạt động di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh Nghệ Tĩnh
Việc điều chỉnh nhằm hƣớng các hoạt động của di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đi vào chiều sâu, tránh tình trạng hoạt động phân tán, nhỏ lẻ không hiệu quả.
Thực tế hiện nay, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh hoạt động chƣa đi vào nề nếp, hoạt động chƣa có chiều sâu và theo đúng quy hoạch, kế hoạch của các cấp quản lý. Các hoạt động dạy hát trên phát thanh – truyền hình, hoạt động đƣa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vào trƣờng học… và đặc biệt là hoạt động của các CLB Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chƣa thực sự mang lại hiệu quả.
Để có đƣợc hiệu quả lâu dài mang tính bền vững cần có các cấp quản lý quan tâm, điều chỉnh các hoạt động hƣớng đến bảo tồn và phát huy tối đa giá trị di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.