Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về di sản văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 64 - 66)

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể

2.2.2. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về di sản văn

hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đóng vai trò quan trọng, có tính

quyết định tới sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc. Trong quá trình đổi mới, để văn hóa xứ Nghệ hòa nhập vào xu thế phát triển chung của nhân loại mà không bị hòa tan, để văn hóa thực sự trở thành “nền tảng tinh thần của toàn xã hội”, “vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” thì việc xây dựng và tổ chức thực hiện đƣợc các chính sách về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đƣợc xem là yếu tố cơ bản.

Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc hiện nay hƣớng đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể một cách chung chung mà chƣa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể, chi tiết về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Trên thực tế, chúng ta chƣa có một chính sách chung mang tính chiến lƣợc, nhằm phát huy vai trò của di sản văn hóa phi vật thể trong xã hội, đƣa nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vào các ngành có liên quan.

Về chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân dân gian, chúng ta đã ban hành Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ về việc hỗ trợ đối với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ƣu tú có thu nhập thấp, hoàn

cảnh khó khăn. Riêng đối với Nghệ nhân dân gian (chƣa đƣợc công nhận

Nghệ nhân ƣu tú) thì đƣợc hỗ trợ kinh phí theo mức thấp nhất của Nghị định này [10].

Về phía tỉnh Nghệ An, những năm qua nhất là giai đoạn từ sau khi Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì địa phƣơng này đã có nhiều nỗ lực trong quá trình quản lý. Hàng năm tỉnh đã ban hành các chƣơng trình, kế hoạch theo từng năm, theo giai đoạn nhằm quản lý hiệu quả Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên, do thiếu căn cứ pháp lý (Đề án “Bảo tồn và phát huy Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đến năm 2030” chƣa đƣợc thông qua) nên các chƣơng trình, kế hoạch của tỉnh còn nhiều hạn chế, chỉ dừng lại ở mức cần thiết chứ chƣa có tầm nhìn xa và hƣớng đến sự phát triển bền vững cho Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, chƣa đạt đƣợc hiệu lực, hiệu quả cao nhất trong quản lý di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Tình hình trên đặt ra cho ngành văn hóa tỉnh Nghệ An là cần phải có nhận thức mới và bƣớc chuyển mình mạnh mẽ trong xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Chính sách văn hóa của Nhà nƣớc cần phải trở thành công cụ cho sự phát triển, mở rộng mọi nguồn lực vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân ca hiện nay. Dĩ nhiên, chiến lƣợc này phải đề cập đƣợc những ý tƣởng dựa trên nền tảng về lý luận và thực tiễn, mà trƣớc hết là để ngƣời dân xứ Nghệ nói riêng và xa hơn là nhân dân khắp nơi ngƣỡng mộ về dân ca. Vì vậy, cần nghiên cứu, ban hành những cơ chế, biện pháp để công việc lƣu giữ bảo tồn và phát huy có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)