Con người xứ Nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 57 - 59)

2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Nghệ An

2.1.3. Con người xứ Nghệ

Xứ Nghệ bao gồm vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh, tuy hai vùng hành chính khác nhau nhƣng xét về mặt văn hóa thì tuy hai mà một, một tiểu vùng văn hóa thống nhất.

Dƣới góc nhìn của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn hóa thì xứ Nghệ có nhiều điểm mạnh trong tính cách, nói rộng ra là nhân cách, khó pha lẫn với một vùng miền nào khác của đất nƣớc. Có ý kiến cho rằng, "nói đến xứ Nghệ, điều trƣớc tiên không thể không nói tới là con ngƣời, một biểu hiện độc đáo và gây ấn tƣợng nhất" [44]. Con ngƣời xứ Nghệ có ý chí vƣợt khó, khắc phục hoàn cảnh, giàu chí tiến thủ.

Yếu tố tự nhiên - xã hội - con ngƣời xứ Nghệ, cộng hƣởng nhau, tác động lẫn nhau tạo ra một môi trƣờng văn hóa cho ngƣời Nghệ. Chính nét đặc sắc rất riêng của con ngƣời xứ Nghệ, từ trong lao động gian khó, từ chính cái khát vọng sống của ngƣời và đất xứ Nghệ đã hoá thân thành những làn điệu dân ca Ví – Giặm mộc mạc, chân chất, vừa tình tự, vừa sâu sắc.

Ngƣợc lại, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh có sức ảnh hƣởng lớn đến sự hình thành và thể hiện tính cách con ngƣời xứ Nghệ. Ai đã từng nghe dân ca xứ Nghệ, hẳn đều có chung một ấn tƣợng, đó là, ca từ hay âm nhạc đều bình dị, đậm chất địa phƣơng, không có cái hào hoa bay bƣớm của quan họ Bắc Ninh, không có cái thâm trầm của ca Huế, không có cái hào sảng của dân ca Nam bộ, nhƣng lại xuất hiện một thứ “cá tính xứ Nghệ”.

Ngay từ thuở nhỏ, trong quá khứ, hẳn rằng mỗi một đứa bé mới lọt lòng, là ngƣời xứ Nghệ đều sẽ đƣợc nghe những câu ca đậm màu sắc yêu

thƣơng, có tác dụng giáo dục tình cảm gia đình, dạy lòng hiếu thuận với cha

mẹ, trong đó có nhiều bài trực tiếp nói đến hình ảnh mẹ, cha nhƣ Phụ tử tình

thâm, Thập ân phụ mẫu, Đêm nằm van vỉ cùng con… bên cạnh đó là những

câu hò điệu ví về tình bạn, tình yêu nhƣ Một lòng đợi bạn, Khúc hát giao

duyên, ò đi đường…; những bài trực tiếp giáo dục tình cảm quê hƣơng đất

nƣớc, hoặc giáo dục tình cảm này qua những địa danh đƣợc nêu trong các bài hát về tình yêu đôi lứa, ví nhƣ những câu hát:

Nước sông Lam dào dạt Đây cảnh đẹp Nam Đàn

Ai đi chợ Sa Nam Mà xem thuyền xem bến

Điểm quan trọng khiến cho những làn bài dân ca này dễ đi vào lòng ngƣời, là nó không hình thành nhƣ những phán truyền đạo đức, mà là những đồng cảm, chia sẻ, vừa có tính giáo huấn, vừa mang tính chất nỉ non, tâm tình, thậm chí lời ca nhiều khi nhƣ van lơn, thủ thỉ… và phần âm nhạc cũng nƣơng theo đó mà dìu dặt, có độ lắng:

Phụ tử tình thâm công thầy rồi nghĩa mẹ Đừng tiếng tăm chi nặng lời

Đừng cả tiếng dài hơi Nói mẹ cha sao nên Cãi mẹ thầy sao phải

Có thể đƣa ra những giả thiết về tác động nhất định của dân ca Ví, Giặm đến việc hình thành tính cách con ngƣời Nghệ Tĩnh. Và ngƣợc lại chúng ta có thể thấy sự phản ánh rất rõ những nét tính cách con ngƣời Nghệ Tĩnh trong dân ca Ví, Giặm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)