Giới thiệu chung về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 26 - 31)

1.2.1. Tên gọi, nguồn gốc và quá trình phát triển

Tên gọi:

Trƣớc đây, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh có nhiều tên gọi nhƣ: Dân ca hò, ví, giặm xứ Nghệ; dân ca xứ Nghệ; dân ca Nghệ Tĩnh… Những tên này đƣợc sử dụng mà không có sự tranh cãi, phản đối nào. Từ khi UBND hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hoàn thành hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì tên gọi “Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh” đƣợc các nhà quản lý, các nhà khoa học thống nhất và thông cáo báo chí.

Nguồn gốc:

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ra đời từ trong lao động sản xuất, là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của ngƣời dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Loại hình nghệ thuật này phổ biến trong đời sống của các cộng đồng xứ Nghệ, đƣợc hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thƣờng. Môi trƣờng diễn xƣớng của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là hát phƣờng, hát hội, hát trong các làng nghề truyền thống, hát ở sân đình, hát ở trên song, hát trên đồng lúc đi cấy, hát trên rừng lúc hái củi…

Dân ca Ví, Giặm là “thổ sản” độc đáo trong kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện đậm nét bản sắc riêng của con ngƣời xứ Nghệ. Hát Ví, hát Giặm đã tồn tại hàng trăm năm nay trong đời sống nhân dân xứ Nghệ, đƣợc lƣu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay. Trong quá trình ấy có những làn điệu đƣợc giữ nguyên gốc nhƣng cũng có những làn điệu đƣợc sáng tác, cải biên.

Lịch sử, nguồn gốc ra đời của Ví, Giặm xứ Nghệ có nhiều tài liệu nghiên cứu khác nhau. Dân ca Ví, Giặm bắt nguồn từ cuộc sống và bộc lộ những sắc thái tính cách, tâm hồn con ngƣời, vùng đất sáng tạo ra nó. Hàng thế kỷ qua, dân ca Ví, Giặm đã ra đời và gắn bó với cuộc sống lao động, thể hiện sự đa dạng của nghề nghiệp, lối sống, sinh hoạt văn hóa cũng nhƣ tâm tƣ, tình cảm của cƣ dân Việt ở vùng đất Nghệ Tĩnh.

Quá trình phát triển:

Từ thế kỷ XVII - XVIII thì hát Ví, Giặm đã phát triển và trở thành hình thức trình diễn dân gian phổ biến của cộng đồng với sự tham gia của nhiều tầng lớp, từ ngƣời lao động đến văn nhân, nho sĩ nhƣ Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Quýnh... Đây là thời kỳ Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh phát triển và trở thành hình thức trình diễn dân gian phổ biến của cộng đồng.

Từ thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX (khoảng năm 1945), dân ca Ví, Giặm đƣợc lƣu truyền rộng rãi, hình thức sinh hoạt tự túc, bình dân gắn với lao động nghề nghiệp nhƣ quay tơ dệt vải, cày cấy, trèo non hay chèo thuyền trên sông nƣớc...

Từ 1945 đến nay, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã có những thay đổi về môi trƣờng diễn xƣớng, về hình thức thể hiện, về đề tài phù hợp với sự thay đổi của hình thái kinh tế - xã hội và nhu cầu của công chúng. Cụ thể:

Từ 1945 - 1975, sinh hoạt Ví, Giặm ở các làng, xã không đƣợc quan tâm và không đƣợc diễn ra thƣờng xuyên và công khai nhƣ trƣớc. Sinh hoạt dân ca dƣới hình thức cộng đồng, tập thể bị lắng xuống. Thay vào đó, dân ca đã đƣợc sinh hoạt dƣới một hình thức mới, dân ca đƣợc đƣa vào cổ vũ, động viên tinh thần cho bộ đội trong chiến trƣờng.

Từ 1976 - 1995, thời kỳ này hòa bình đƣợc lập lại, để phù hợp với sự phát triển của xã hội và nhu cầu cuộc sống hiện đại, dân ca cũng đƣợc chuyển hóa từ hình thức diễn xƣớng dân gian lên hình thức diễn xƣớng chuyên nghiệp.

Từ 1995 đến nay, đất nƣớc đã đi vào ổn định, đời sống kinh tế đƣợc cải thiện, sinh hoạt dân ca đang dần đƣợc phục hồi trở lại trong các đội văn nghệ, các lễ mít tinh, hội họp đoàn thể, lễ hiếu, hỉ, mừng sinh nhật, mừng thọ,...

Có thể khẳng định rằng Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh từ sơ khai đến ngày nay dù lúc thăng lúc trầm, đó là một sự phát triển xuyên suốt và không hề đứt quãng. Ngƣợc lại nó đã cho ta thấy một sức sống mạnh liệt, thấy đƣợc những giá trị đặc sắc của loại hình văn hóa nghệ thuật độc đáo này. Nó trở thành món ăn tinh thần không chỉ của riêng 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh mà của cả ngƣời dân ở hầu khắp mọi vùng miền nƣớc Việt.

1.2.2. Phân loại

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đƣợc phân thành hai loại chính: thể hát Ví và thể hát Giặm, cụ thể:

Thứ nhất, thể hát Ví

Nhiều ngƣời cho rằng ví von, so sánh; hoặc Với, bên nam hát “với” bên nữ. Hát Ví còn có nghĩa là hát Vói, bên nam đứng ngoài đƣờng, ngoài ngõ “hát vói” vào sân, vào nhà với bên nữ, ngƣời ở ruộng này “hát vói” sang ruộng kia, ngƣời đi trên đƣờng “hát vói” với ngƣời ở dƣới ruộng.., nghĩa là giao tiếp bằng lời hát trên một không gian rộng.

Ví thƣờng là hát tự do, phoáng khoáng, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, ngƣời hát có thể co giãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp, dài ngắn tuỳ thuộc vào trƣờng độ của lời thơ, vào vần, bằng hay trắc, kết cấu ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vịnh, bằng phƣơng pháp phổ thơ dân tộc nhƣ lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể...

Hát ví ra đời từ lao động sản xuất, gắn liền với không gian, môi trƣờng diễn xƣớng. Do đó, tính biểu cảm của hát ví tuỳ vào môi trƣờng hoàn cảnh, không gian thời gian và tình cảm diễn xƣớng (tâm tình của ngƣời hát). Âm vực của ví thƣờng không quá một quãng 8. Tình điệu ví nghe trang trải mênh mang sâu lắng, bâng khuâng xao xuyến, tha thiết ân tình. Tuy vậy, vẫn có loại ví ghẹo và ví mục đồng nghe dí dỏm hài hƣớc, nghịch ngợm hồn nhiên tƣơi trẻ.

Hát ví hát giao duyên nam nữ đƣợc phổ biến vùng Nghệ Tĩnh, các thể kỷ trƣớc dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái. Vào các đêm trăng sáng thƣờng đi ngắm trăng. Hát theo lối tƣờng thuật ngẫu hứng một câu chuyện nào đó trong quá trình lao động và nông nhàn, trong lối sống thƣờng nhật lâu dần đƣợc dân gian hóa

Mỗi làn điệu Ví có một tên gọi gắn bó với từng lĩnh vực, ngành nghề lao động cụ thể nhƣ: ví đò đƣa, ví phƣờng vải, ví phƣờng cấy, ví phƣờng võng, ví phƣờng chè, ví đồng ruộng, ví trèo non, ví mục đồng, ví chuỗi, ví ghẹo...

Người ơi! Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục Thì biết sông cuộc đời răng là nhục là vinh

Thuyền em lên thác xuống ghềnh Nước non là nghĩa là tình ai ơi

Thứ hai, thể hát Giặm

“Giặm” trong ngôn ngữ của ngƣời xứ Nghệ là giắm vào, thêm vào, điền vào chỗ còn trống, còn thiếu.

Giặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn (thơ về 5 chữ). Khác với ví, dặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại, khúc thức chặt chẽ. Thông thƣờng một bài dặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thƣờng điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm

đệm). Tuy vậy, cũng có những bài “giặm vè” không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ mà có thể 4 hoặc 6, 7 chữ (do lời thơ biến thể).

Giặm rất giàu tính tự sự, trữ tình, kể lể khuyên răn, phân trần, giãi bày. Cũng có loại dặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả dặm trữ tình giao duyên.

Có các làn điệu của hát dặm nhƣ: Dặm xẩm, dặm nối, dặm vè, dặm của quyền, dặm kể…

Thương anh lắm anh ơi Chứ nhớ anh lắm anh ơi Chứ thương đáo để cục nhôi

Nhớ ngao ngán trần đời

Ngoài hai thể hát Ví và hát Giặm, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh còn có thể hát Hò và thể hát Ru rất đặc sắc. Hò thƣờng mô phỏng các nhịp điệu lao động nhƣ Hò khoan, Hò dật, Hò xẻ gỗ, Hò kéo lƣới, Hò đi đƣờng… điệu hò thƣờng mang màu sắc trƣởng với quãng bốn đặc trƣng nghe rất sáng và khỏe. Hát ru là thể loại nhạc sơ khai nhất, giai điệu đơn giản, có tính trùng lặp, nhịp điệu tự do, ngâm nga. Những câu ru chủ yếu là trong tục ngữ, ca dao, dân ca của từng vùng miền và ngƣời ru tự sáng tạo ra.

1.2.3. Nghệ nhân

Nhìn chung, nghệ nhân dân ca có những đặc thù nhất định. Số lƣợng vốn ít nay lại đứng trƣớc sự mai một của những con ngƣời đƣợc xem là

“bảo tàng sống” của di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Theo số liệu hiện có, số lƣợng nghệ nhân hiện nay ở Nghệ An còn lại rất ít, và đã ở độ tuổi “xƣa nay hiếm”, có những ngƣời không còn sinh sống ở

địa phƣơng. Chính quyền tỉnh Nghệ An đã có những động thái quan tâm đến chính sách, chế độ cho các nghệ nhân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 919 nghệ nhân dân gian thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An đã tôn vinh đƣợc 23 nghệ nhân đàn hát dân ca (trong dịp đi sƣu tầm, khảo sát dân ca những năm 1975 – 1980). Hội văn nghệ dân gian Việt Nam vinh danh 8 nghệ nhân dân gian hát dân ca (chủ yếu hát Ví ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn). Hiện nay, chỉ còn lại 6 nghệ nhân và đều đang ở độ tuổi xƣa nay hiếm. Hiện, TTBT&PHDS dân ca xứ Nghệ đang xúc tiến lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Nghệ An phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian cho những nghệ nhân dân ca hát – trao truyền dân ca xứ Nghệ tiêu biểu ở một số huyện, thị.

Công tác thống kê các nghệ nhân đã truyền nghề cho bao nhiêu thế hệ và

truyền đƣợc bao nhiêu làn điệu hiện nay là rất khó xác định. Hầu hết các cụ còn

thể hiện những đoạn hát khá rõ ràng, tuy nhiên, hoạt động truyền dạy cho lớp trẻ tại địa phƣơng còn vắng bóng, chủ yếu truyền dạy cho các thành viên trong câu lạc bộ khi đến dịp hội diễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)