1.3. Vai trò quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm
1.3.3. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví,
Giặm Nghệ Tĩnh phát huy giá trị
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh mang những giá trị to lớn nhƣ:
Thứ nhất, giá trị văn hóa: Sự ra đời của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã
góp phần làm đa dạng thêm kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc Việt Nam. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh từ nội dung đến ngôn từ đều thể hiện lối sống, sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân nơi đây. Đây chính là biểu hiện của giá văn hóa tín ngƣỡng dân gian. Ở góc độ văn học và âm nhạc, Ví, Giặm đã thể hiện tài năng sáng tạo của nhân dân lao động bằng một kho tàng đồ sộ những câu thơ độc đáo, sâu sắc về nội dung, điêu luyện về nghệ thuật.
Thứ hai, giá trị truyền thống lịch sử: Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh mang
giá trị truyền thống lịch sử lâu bền gắn liền với sự hình thành và phát triển của đất nƣớc. Nội dung mà Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh thể hiện đã ghi lại những dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nƣớc trong suốt chiều dài lịch sử dựng và giữ nƣớc của nhân dân ta. Những sự kiện và nhân vật lịch sử đƣợc thể hiện trong nội dung của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là điểm sáng trong giáo dục truyền thống lịch sử.
Thứ ba, giá trị nhân văn: Thông qua nội dung và nét đặc trƣng của
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã mang tới những giá trị nhân văn sâu sắc cho cuộc sống đƣơng đại. Đó chính là ca ngợi cái cao quý cái đẹp, trân trọng cái truyền thống quý báu nhằm giáo dục ý thức hành động của con ngƣời. Giá trị nhân văn ấy thể hiện qua việc giáo dục truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn; hƣớng về nguồn côi; khắc ghi công ơn của tổ tiên, ngƣời có công với dân với nƣớc. Đó chính là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta bao đời nay. Giá trị nhân văn mà Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh mang lại đó chính là giáo dục con ngƣời, hƣớng con ngƣời tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Thứ tư, giá trị khoa học: Khi tìm hiểu về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, những ngƣời quan tâm có điều kiện tiếp cận một kho tàng tƣ liệu về lịch sử- văn hoá, trong đó lƣu giữ những giá trị đặc sắc về tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn, âm nhạc… Về mặt ca từ, dân ca Ví, Giặm là nơi lƣu giữ nhiều vốn ngôn ngữ cổ. Về thể thơ, Ví, Giặm xứ Nghệ là lối hát ứng tác - ứng khẩu mà thành thơ, thành nhạc.
Thứ năm, giá trị inh tế: Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh mang lại giá trị
về kinh tế. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đƣợc công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhận loại là một lợi thế rất lớn cho tỉnh Nghệ An để phát triển du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến với du lịch và thƣởng thức nghệ thật Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Kéo theo đó là sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An góp phần đáng kể trong việc phát tiển kinh tế địa phƣơng, giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho ngƣời dân.
Từ những giá trị to lớn kể trên, ta thấy rằng việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh phát huy tối đa các giá trị là vô cùng cần thiết và cấp bách. Để làm đƣợc điều đó chúng ta cần có một hệ thống quản lý, chính sách và điều hành hiệu quả. Trƣớc mắt, chúng ta cần:
- Xây dựng và ban hành các chính sách về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng.
- Nghiên cứu đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động và cơ cấu tổ chức của các đơn vị chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý di sản, các hội văn học nghệ thuật từ trung ƣơng đến địa phƣơng theo phƣơng thức xã hội hóa.
1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
1.4.1. Yếu tố khách quan
Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa cùng với những tác động tiêu cực của
nền kinh tế thị trƣờng, nhiều loại hình văn hóa không lành mạnh đã du nhập vào nƣớc ta, cùng với đó là những giá trị truyền thống, những di sản văn hóa mang bản sắc dân tộc đang dần bị biến tƣớng, có nguy cơ mai một vĩnh viễn và có thể bị rút danh hiệu “di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Toàn cầu hóa là quá trình tất yếu không thể chối bỏ, mà ngƣợc lại, chúng ta phải chủ động hội nhập để tranh thủ tận dụng những cơ hội mà nó đƣa lại nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hƣớng tới mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia chỉ có thể xây dựng nguồn nội lực đủ mạnh trên cơ sở một nền tảng tinh thần thật vững chắc, đó là bản sắc văn hóa dân tộc và tính thống nhất trong đa dạng văn hóa. Điều này càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của di sản văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Thực tế đã chỉ rõ, toàn cầu hóa không chỉ là cơ hội, mà kèm theo đó còn là những thách thức không nhỏ cần khắc phục nhƣ: sự áp đặt có chủ đích lối sống phƣơng Tây xa lạ với phong tục, tập quán của cộng đồng dân tộc Việt Nam; xu thế “đua đòi”, tiếp thu thiếu chọn lọc những yếu tố văn hóa ngoại lai trong lớp trẻ hiện nay cũng là một thách thức không nhỏ.
Thứ hai, sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, internet đã
tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực văn hóa. Đối với Di sản văn hóa phi vật thể, việc quản lý trong thời đại công nghệ thông tin lại càng đặt ra những vấn đề mới cần đƣợc giải quyết.
Thứ ba, tác động tiêu cực, mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc làm cho xã hội biến đổi sâu sắc, đặt ra những vấn đề nan giải trong quản lý. Làm sao để hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, làm sao để phát triển có chọn lọc, không lạc hậu mà vẫn đáp ứng đƣợc sự tiến bộ vƣợt bậc của xã hội, làm sao để hòa nhập mà không hòa tan… Đó là những câu hỏi lớn đặt ra đối với các nhà quản lý về di sản văn hóa phi vật thể. Hiện nay, mức độ đô thị hóa ngày càng cao, công cuộc xây dựng nông thôn mới, xã hội ngày càng phát triển làm cho lối sống, phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt hàng ngày của nhân dân lao động thay đổi. Điều này cũng ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể.
Thứ tư, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa có một ý nghĩa lớn lao và quan trọng. Cơ chế thị trƣờng làm cho tích cực xã hội đƣợc phát huy. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tiềm ẩn những khó khăn, rủi ro và phức tạp. Mặt trái của cơ chế thị trƣờng tác động đến từng cá nhân, gia đình, quan hệ xã hội, đòi hỏi phải có sự đổi mới của công tác quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể, tạo hành lang pháp lý để đảm bảo cho sự phát triển văn hóa dân tộc theo đúng định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc trong cơ chế thị trƣờng.
1.4.2. Yếu tố chủ quan
Thứ nhất, chủ trƣơng, chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về quản lý văn hóa nói chung và quản lý di sản văn hóa phi vật thể nói riêng ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả quản lý di sản văn hóa. Rõ ràng, có một hệ thống pháp lý đầy đủ, cụ thể, chi tiết thì việc quản lý càng đạt hiệu quả cao.
Thứ hai, Bộ máy nhà nƣớc chuyên quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa
thể nói riêng đòi hỏi sự hợp tác của các đơn vị, các ngành lĩnh vực khác nhƣng trên thực tế việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chƣa có nhiều; việc phân định chức năng, nhiệm vụ còn chƣa rõ rang dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý chƣa cao.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý là yếu tố ảnh
hƣởng lớn hoạt động quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể. Đội ngũ quản lý càng có kinh nghiệm, trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức thì hoạt động quản lý càng đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ tư, nguồn tài chính là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động quản
lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể. Hàng năm, nguồn ngân sách từ trung ƣơng, nguồn thu từ các dự án, các nguồn tài trợ, viện trợ, ủng hộ của các cá nhân tổ chức là động lực để các nhà quản lý đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể thông qua các hoạt động cụ thể. Không có nguồn tài chính, hoạt động quản lý di sản văn hóa phi vật thể rất khó khăn và dẫn đến nhiều hệ lụy. Bởi lẽ, nếu không có nguồn tài chính duy trì các hoạt động, di sản văn hóa phi vật thể dần mai một qua năm tháng, dẫn đến nguy cơ bị tƣớc danh hiệu, mất đi giá trị truyền thống mà ông cha để lại…
Thứ năm, nhận thức của cộng đồng về công tác bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa phi vật thể cũng là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý. Công tác tuyên truyền, kêu gọi hƣởng ứng từ toàn dân trong công cuộc bảo vệ, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể sẽ có hiệu quả cao nếu ngƣời dân ý thức đƣợc trách nhiệm của mình cũng nhƣ thấy đƣợc vai trò của mỗi ngƣời trong công cuộc chung của toàn xã hội không riêng gì của các nhà quản lý. Ngƣợc lại, nhận thức yếu kém, cùng với suy nghĩ cho rằng đó là việc của các nhà quản lý, thì đó lại là thách thức lớn đối với công cuộc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Đặc thù của di sản văn hóa phi vật thể mang tính
nƣớc về văn hóa sẽ ảnh hƣởng không nhỏ và đòi hỏi các nhà quản lý cần có cách thức, biện pháp để nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong công cuộc chung về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
1.5. Nội dung quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
1.5.1. Thể chế quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
QLNN về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trƣớc hết là việc xây dựng và ban hành, tổ chức thực thi các văn bản pháp luật về hoạt động QLNN về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Đây là công cụ quan trọng và hữu hiệu trong công tác quản lý. Từ khi nhà nƣớc xuất hiện pháp luật đã thể hiện vai trò của mình và ngày càng đƣợc chú trọng để hoàn thiện hơn trong việc quản lý xã hội. Vì vậy cũng nhƣ những lĩnh vực khác, pháp luật là công cụ quan trọng nhất để điều chỉnh các hoạt động nhằm mục tiêu quản lý di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Hiến pháp 2013 của Việt Nam, Điều 60, Chƣơng III quy định: Nhà nƣớc, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; Nhà nƣớc, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Nhà nƣớc, xã hội tạo môi trƣờng xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con ngƣời Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nƣớc, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân [25].
Nhà nƣớc đã xây dựng một hành lang pháp lý thống nhất để bảo tồn và phát huy hệ thống di sản văn hóa thông qua các văn bản và các văn bản đó đã cụ thể hóa chính sách, phƣơng hƣớng, mục tiêu cũng nhƣ những cách thức để thực hiện hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa phi vật thể nói riêng trong đó có di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Trong Nghị quyết TW 5 (khóa VIII, thông qua ngày 16/07/1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: "Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lƣu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian, văn hóa cách mạng...) bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể" [16].
Bên cạnh đó, Đại hội Đảng lần thứ XI cũng đƣa ra chiến lƣợc phát triển văn hóa - xã hội cho giai đoạn 2011 - 2020: "Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao. Coi trọng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, nâng cao mức hƣởng thụ văn hóa của nhân dân" [18].
Nhƣ vậy, Nhà nƣớc đã đề cập đến việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nhƣ một vấn đề không thể thiếu trong quá trình xây dựng đất nƣớc, hƣớng đến việc xây dựng, bảo tồn và kế hoạch thực hiện việc xây dựng, bảo tồn di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa phi vật thể nói riêng cùng với chiến lƣợc phát triển đất nƣớc.
Luật di sản văn hóa năm 2011 đã dành trọn vẹn chƣơng II, từ điều 17 đến điều 21 để đề cập vấn đề di sản văn hóa phi vật thể từ trách nhiệm của Nhà nƣớc, các cơ quan Nhà nƣớc đến các nguyên tắc bảo vệ và phát huy.
Đối với nghệ nhân - những báu vật nhân văn sống, các quy định đã thể hiện rõ thái độ ứng xử của Nhà nƣớc, vừa tôn vinh, đề cao, tôn trọng, vừa chăm lo đời sống của nghệ nhân nhƣ quy định tại điều 26 Luật di sản văn hóa 2001 [32]; điều 3 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 [33] và điều 65 của Luật Thi đua khen thƣởng [34].
1.5.2. Chính sách về quản lý di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Chính sách của Nhà nƣớc ban hành điều chỉnh nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội khác nhau, trong đó văn hóa là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu. Hiện nay, nhà nƣớc đã chú trọng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể. Để làm đƣợc điều này, Việt Nam đã có những chính sách nhằm xây dựng phƣơng hƣớng, mục tiêu cũng nhƣ những cách thức để thực hiện hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm nói riêng.
Chính sách quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể là sự thể chế hóa các quy định pháp luật về phát triển văn hóa, nhằm tác động đến các nhóm cộng đồng văn hóa, cộng đồng chính trị và cộng đồng công chúng để giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện.