Đối với chính quyền tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 106 - 109)

3.4. Khuyến nghị đối với chính quyền địa phƣơng tỉnh Nghệ An và cơ quan

3.4.1. Đối với chính quyền tỉnh Nghệ An

Trƣớc những khó khăn, thách thức trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đòi hỏi các cấp, ban, ngành của tỉnh Nghệ An phải khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện tốt hơn nữa, hoàn thành các mục tiêu đặt ra.

Thứ nhất, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo:

Tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, coi đây là nhiệm vụ vừa có tính chiến lƣợc lâu dài, vừa trọng tâm, cấp bách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Đƣa chỉ tiêu về bảo tồn và phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kế hoạch nhà nƣớc của các cấp chính quyền để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.

Đổi mới nội dung, phƣơng thức bảo tồn và phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Khuyến khích việc sử dụng các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn, nhất là các Đình làng, đền làng để thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Thứ hai, về xây dựng nguồn nhân lực:

Tăng cƣờng tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ, kỹ năng tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao cơ sở.

Tăng cƣờng đào tạo đội ngũ nghệ nhân kế cận, lực lƣợng nòng cốt của các CLB ở cả 3 tuyến về tỉnh, huyện, xã. Tập huấn về kiểm kê, phƣơng pháp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể.

Thứ ba, chính sách về tài chính:

Hỗ trợ 100% kinh phí kiểm kê, nghiên cứu, tƣ liệu hóa, số hóa và xuất bản sách các đầu sách về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Hỗ trợ 100% kinh phí cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức để đào tạo, giảng dạy, tập huấn hát Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; kinh phí quảng bá, phổ biến, tuyên truyền Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Kinh phí tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, tổ chức các cuộc liên hoan, hội diễn trong và ngoài nƣớc.

Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các CLB Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Hỗ trợ kinh phí, đãi ngộ đối với nghệ nhân.

Thực hiện việc khen thƣởng cho các Nghệ nhân, các tiết mục và CLB Dân ca Ví, Giặm khi tham gia liên hoan khu vực và quốc gia.

Thứ tư, huy động các nguồn lực:

Khai thác có hiệu quả nguồn hỗ trợ của trung ƣơng từ các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; nguồn vốn của nhà nƣớc cấp cho các chƣơng trình mục tiêu quốc gia để đầu tƣ cơ sở vật chất cho các địa phƣơng có di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Ƣu tiên đầu tƣ xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ tại các thành phố/huyện/thị xã, xã/phƣờng có di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nhằm tạo điều kiện phát triển mạng lƣới CLB.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa; tạo nên sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia đóng góp công sức, tiền của cho lĩnh vực bảo vệ và phát huy Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào các lĩnh vực sáng tạo, lƣu truyền, phổ biến Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Tăng cƣờng nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp nghệ thuật công lập trong hoạt động bảo vệ và phát huy Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hƣớng xã hội hóa, sát với yêu cầu thực tiễn.

Đẩy mạnh việc khai thác các nguồn tài chính thông qua các quỹ, các thỏa thuận tài trợ, hiến tặng hoặc đồng hợp tác trong bảo vệ và phát huy Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)