Bài học cho hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa ph

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 52)

vật thể ở Việt Nam

Trong hoạt động QLNN về di sản văn hóa luôn có một thách thức là mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Đối với di sản văn hóa phi vật thể thì thách thức này còn lớn hơn, bởi di sản văn hóa phi vật thể vô hình, không nhìn thấy nên nhiều khi có phần bị mai một, mất đi mà không biết. Kinh nghiệm trong hoạt động QLNN về di sản phi vật thể của các tỉnh/thành phố ở Việt Nam và của các nƣớc trên thế giới là bài học rất quý giá cho các định hƣớng quản lý di sản phi vật thể ở Việt Nam. Qua tìm hiểu hoạt động QLNN về di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Bắc Ninh và các nƣớc Hàn Quốc, Nhật Bản, học viên rút ra bài học kinh nghiệm trong QLNN về di sản văn hóa phi vật thể nhƣ sau:

Một là, cho phép địa phƣơng tự quy định các cách để bảo vệ di sản. Hai là, giúp đỡ, quan tâm đến đời sống các nghệ nhân – chủ nhân của di sản để họ yên tâm, ổn định cuộc sống.

Ba là, tăng cƣờng tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa nghệ thuật trình diễn di sản.

Thứ tƣ, cần quy định chi tiết các nội dung nhƣ: việc cải biên lời mới, phục dựng môi trƣờng diễn xƣớng…

Thứ năm, đề cao vai trò của cá nhân trong các hoạt động về di sản văn hóa phi vật thể. Cá nhân nào, nghệ nhân nào cũng đƣợc nêu ra những đề xuất, khuyến nghị cần thiết.

Thứ sáu, cần quy định thẩm quyền của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT trong lĩnh vực này.

Để QLNN về di sản văn hóa truyền thống đƣợc tốt, ngoài việc đúc rút kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới, phát huy những gì có lợi, hạn chế và né tránh những gì có hại cho giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển đất nƣớc, Việt Nam cần tạo sự bền vững cho các giá trị văn hóa truyền thống.

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng 1 đã nêu một cách tổng quát nhất về các khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ làm rõ các nội dung trong quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Tác giả đã trình bày một cách khái quát nhất về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, trong đó có phân tích rõ nguồn gốc, đặc điểm của hai làn điệu chủ yếu là Ví – Giặm Nghệ Tĩnh. Cũng trong chƣơng hai, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng sự nghiệp xây dựng và quản lý văn hóa, xác định văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, tăng cƣờng hoạt động quản lý nhà nƣớc về di sản cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hƣởng (khách quan và chủ quan) sẽ tạo ra nhiều thời cơ, vận hội lớn cho sự nghiệp văn hóa nƣớc nhà. Đồng thời chƣơng 1 của luận văn cũng chỉ rõ những bài học kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới để qua đó áp dụng cho Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu về phƣơng diện lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ở chƣơng 1 là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong thời gian qua, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lƣợng của hoạt động quản lý di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian tới.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ DÂN CA VÍ, GIẶM NGHỆ TĨNH

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Nghệ An

2.1.1. Vị trí địa lý

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam (16.500 km2), nằm ở vị

trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến đƣờng Bắc – Nam và đƣờng xuyên Á Đông – Tây, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nƣớc bạn Lào, phía Đông giáp với Biển Đông với số dân cƣ gần 3 triệu ngƣời (2016), chủ yếu ngƣời Kinh, bên cạnh các dân tộc thiểu số cƣ trú vùng núi nhƣ Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H’Mông, Ơ Đu, tộc ngƣời Đan La…

Trƣớc đây, Nghệ An cùng với Hà Tĩnh có cùng một tên chung là Hoan Châu (thời bắc thuộc). Năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành một tỉnh - Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tƣợng là núi Hồng - sông Lam, có cùng phƣơng ngữ - tiếng Nghệ, cùng kho tàng văn hóa dân gian, cùng ca câu hò ví dặm, cùng uống chung dòng nƣớc sông Lam.

Hiện nay kinh tế - xã hội ở Nghệ An rất phát triển, ngành công nghiệp tập trung phát triển ở 3 khu vực là Vinh - Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ với nhiều ngành công nghiệp có thế mạnh nhƣ các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy...

2.1.2. Lịch sử - văn hóa

Nghệ An là vùng đất địa linh nhân kiệt, sản sinh ra nhiều danh nhân, anh hùng và các lãnh tụ kiệt xuất qua hầu khắp các giai đoạn lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Đặc biệt, đây là vùng đất có truyền thống hiếu học, có các nhà khoa bảng văn chƣơng danh tiếng và nhiều làng văn nghệ nổi tiếng, nơi sản sinh cho đất nƣớc nhiều danh tƣớng, lƣơng thần cùng nhiều nhà văn hóa, nhà khoa học tầm cỡ quốc gia và quốc tế nhƣ: Phan Bội Châu, Trần Tấn, Đặng Nhƣ Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai…và tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới.

Nghệ An là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời. Đây cũng là vùng đất bị tàn phá nặng nề trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Thực tế lịch sử đó đã có những tác động nặng nề đến sự hủy hoại cơ sở vật chất của đời sống xã hội, đặc biệt là các di tích văn hóa, tín ngƣỡng tâm linh.

Trải qua bao đời từ thời tiền sơ sử đến nay, ngƣời xứ Nghệ không chỉ có nhiều đóng góp quan trọng vào tiến trình lịch sử dân tộc mà đã kiến tạo nên một vùng văn hoá đặc sắc. Nghệ An là sự hiện diện một nền văn hoá đƣơng đại sống động, một kho tàng di sản văn hoá vô cùng phong phú, đặc sắc. Đó là khoảng 1000 di tích lịch sử văn hoá và rất nhiều giá trị văn hoá phi vật thể nhƣ văn học thành văn và văn học dân gian, âm nhạc dân gian, múa dân gian, triết lý dân gian, phong tục tập quán… Hiện nay Nghệ An còn 960 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó: lễ hội 92 di sản, tiếng nói, chữ viết 28 di sản, nghề thủ công truyền thống 93 di sản, nghệ thuật trình diễn dân gian 111 di sản, ngữ văn dân gian 122 di sản, tập quán xã hội 235 di sản...

Trong đó, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là món ăn tinh thần thƣờng nhật của ngƣời dân mọi thế hệ, góp phần nuôi dƣỡng cốt cách, tâm hồn ngƣời Nghệ - Tĩnh qua trƣờng kỳ lịch sử.

2.1.3. Con người xứ Nghệ

Xứ Nghệ bao gồm vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh, tuy hai vùng hành chính khác nhau nhƣng xét về mặt văn hóa thì tuy hai mà một, một tiểu vùng văn hóa thống nhất.

Dƣới góc nhìn của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn hóa thì xứ Nghệ có nhiều điểm mạnh trong tính cách, nói rộng ra là nhân cách, khó pha lẫn với một vùng miền nào khác của đất nƣớc. Có ý kiến cho rằng, "nói đến xứ Nghệ, điều trƣớc tiên không thể không nói tới là con ngƣời, một biểu hiện độc đáo và gây ấn tƣợng nhất" [44]. Con ngƣời xứ Nghệ có ý chí vƣợt khó, khắc phục hoàn cảnh, giàu chí tiến thủ.

Yếu tố tự nhiên - xã hội - con ngƣời xứ Nghệ, cộng hƣởng nhau, tác động lẫn nhau tạo ra một môi trƣờng văn hóa cho ngƣời Nghệ. Chính nét đặc sắc rất riêng của con ngƣời xứ Nghệ, từ trong lao động gian khó, từ chính cái khát vọng sống của ngƣời và đất xứ Nghệ đã hoá thân thành những làn điệu dân ca Ví – Giặm mộc mạc, chân chất, vừa tình tự, vừa sâu sắc.

Ngƣợc lại, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh có sức ảnh hƣởng lớn đến sự hình thành và thể hiện tính cách con ngƣời xứ Nghệ. Ai đã từng nghe dân ca xứ Nghệ, hẳn đều có chung một ấn tƣợng, đó là, ca từ hay âm nhạc đều bình dị, đậm chất địa phƣơng, không có cái hào hoa bay bƣớm của quan họ Bắc Ninh, không có cái thâm trầm của ca Huế, không có cái hào sảng của dân ca Nam bộ, nhƣng lại xuất hiện một thứ “cá tính xứ Nghệ”.

Ngay từ thuở nhỏ, trong quá khứ, hẳn rằng mỗi một đứa bé mới lọt lòng, là ngƣời xứ Nghệ đều sẽ đƣợc nghe những câu ca đậm màu sắc yêu

thƣơng, có tác dụng giáo dục tình cảm gia đình, dạy lòng hiếu thuận với cha

mẹ, trong đó có nhiều bài trực tiếp nói đến hình ảnh mẹ, cha nhƣ Phụ tử tình

thâm, Thập ân phụ mẫu, Đêm nằm van vỉ cùng con… bên cạnh đó là những

câu hò điệu ví về tình bạn, tình yêu nhƣ Một lòng đợi bạn, Khúc hát giao

duyên, ò đi đường…; những bài trực tiếp giáo dục tình cảm quê hƣơng đất

nƣớc, hoặc giáo dục tình cảm này qua những địa danh đƣợc nêu trong các bài hát về tình yêu đôi lứa, ví nhƣ những câu hát:

Nước sông Lam dào dạt Đây cảnh đẹp Nam Đàn

Ai đi chợ Sa Nam Mà xem thuyền xem bến

Điểm quan trọng khiến cho những làn bài dân ca này dễ đi vào lòng ngƣời, là nó không hình thành nhƣ những phán truyền đạo đức, mà là những đồng cảm, chia sẻ, vừa có tính giáo huấn, vừa mang tính chất nỉ non, tâm tình, thậm chí lời ca nhiều khi nhƣ van lơn, thủ thỉ… và phần âm nhạc cũng nƣơng theo đó mà dìu dặt, có độ lắng:

Phụ tử tình thâm công thầy rồi nghĩa mẹ Đừng tiếng tăm chi nặng lời

Đừng cả tiếng dài hơi Nói mẹ cha sao nên Cãi mẹ thầy sao phải

Có thể đƣa ra những giả thiết về tác động nhất định của dân ca Ví, Giặm đến việc hình thành tính cách con ngƣời Nghệ Tĩnh. Và ngƣợc lại chúng ta có thể thấy sự phản ánh rất rõ những nét tính cách con ngƣời Nghệ Tĩnh trong dân ca Ví, Giặm…

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.2.1. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Đảng và nhà nƣớc ta luôn xác định chính sách nhất quán về văn hóa đó là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc cùng với chủ trƣơng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền của các dân tộc hay còn gọi là di sản văn hóa. Một trong những công cụ để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng đó là hệ thống pháp luật.

Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng một hành lang pháp lý để bảo tồn và phát triển hệ thống di sản văn hóa trong đó có di sản văn hóa phi vật thể thông qua các văn bản nhƣ:

Thứ nhất, các văn bản pháp luật liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể

Luật di sản văn hóa ban hành năm 2001 (đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2009) và Nghị định số 98/2010/NĐ-CP hƣớng dẫn chi tiết thi hành luật sửa đổi bổ sung năm 2009. Về cơ bản, Luật di sản văn hóa phù hợp với các điều ƣớc quốc tế về di sản văn hóa mà Việt Nam đã tham gia. Trong Luật di sản văn hóa có những quy định riêng đối với di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, Luật này đề cập cụ thể đến mục đích của luật, khái niệm về di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể; quyền và nghĩa vụ của các cá nhân đối với di sản văn hóa. Đặc biệt còn có quy định cụ thể đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên nếu so với di sản văn hóa vật thể thì những quy định về di sản văn hóa phi vật thể còn tƣơng đối khiêm tốn.

Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ có chỉ ra những hành vi

đƣợc coi là “gây nguy cơ hủy hoại và làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật

thể” (Điều 4) trong đó có “tùy tiện đƣa ra những yếu tố không phù hợp làm

giảm giá trị di sản” (Khoản 2 điều 4). Tuy nhiên, Nghị định này không quy định chủ thể nào sẽ là ngƣời đánh giá hành vi đó làm giảm giá trị của di sản hay một vài các tiêu chí cơ bản để đánh giá. Cơ quan quản lý cũng khó có thể can thiệp một cách khách quan, chính xác mức độ đƣợc coi là hủy hoại di sản. Do đó, thực tế các nhà quản lý dựa trên sự đánh giá chủ quan của họ về việc các yếu tố đã làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ bao gồm 5 chƣơng, 18 điều quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân, “Nghệ nhân Ƣu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trong đó quy định chi tiết đối tƣợng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu trong

các loại hình của di sản văn hóa phi vật thể gồm: “Tiếng nói, Chữ viết; Ngữ

văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín

ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Tri thức dân gian” [9]. Trong đó, đòi hỏi nghệ

nhân phải có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy những giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phƣơng (áp dụng cho "Nghệ nhân Ƣu tú") và phạm vi cả nƣớc (áp dụng cho "Nghệ nhân Nhân dân")… Với "Nghệ nhân Nhân dân", phải có thời gian hoạt động nghề từ 20 năm trở lên và đã đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ƣu tú". Với "Nghệ nhân Ƣu tú", phải có thời gian hoạt động nghề từ 15 năm trở lên. Nghị định cũng quy định, cá nhân đƣợc tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân" và "Nghệ nhân Ƣu tú" phải đƣợc hội đồng theo 3 cấp (cấp tỉnh, chuyên ngành cấp bộ và cấp Nhà nƣớc) thông qua dựa theo hồ sơ xét tặng. Theo đó, ngƣời đƣợc nhận danh hiệu, ngoài nhận Huy hiệu, Giấy

chứng nhận của Chủ tịch nƣớc và tiền thƣởng kèm theo danh hiệu, với nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn, đƣợc hƣởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng theo quy định của Chính phủ.

Nhƣ vậy những tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu nghệ nhân đang có nhiều bất cập so với hoạt động thực tiễn của di sản nhƣ: các nghệ nhân có thành tích, giải thƣởng, có các tài liệu chứng minh tri thức, kỹ năng nhƣ ghi băng, ghi đĩa, hình ảnh…hay không? Nhƣ ý kiến của nhà nghiên cứu văn hóa dân

gian Bùi Trọng Hiền đã nêu: "...sự tồn tại của nhiều loại hình di sản luôn ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)