2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể
2.2.1. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước
nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Đảng và nhà nƣớc ta luôn xác định chính sách nhất quán về văn hóa đó là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc cùng với chủ trƣơng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền của các dân tộc hay còn gọi là di sản văn hóa. Một trong những công cụ để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng đó là hệ thống pháp luật.
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng một hành lang pháp lý để bảo tồn và phát triển hệ thống di sản văn hóa trong đó có di sản văn hóa phi vật thể thông qua các văn bản nhƣ:
Thứ nhất, các văn bản pháp luật liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể
Luật di sản văn hóa ban hành năm 2001 (đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2009) và Nghị định số 98/2010/NĐ-CP hƣớng dẫn chi tiết thi hành luật sửa đổi bổ sung năm 2009. Về cơ bản, Luật di sản văn hóa phù hợp với các điều ƣớc quốc tế về di sản văn hóa mà Việt Nam đã tham gia. Trong Luật di sản văn hóa có những quy định riêng đối với di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, Luật này đề cập cụ thể đến mục đích của luật, khái niệm về di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể; quyền và nghĩa vụ của các cá nhân đối với di sản văn hóa. Đặc biệt còn có quy định cụ thể đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên nếu so với di sản văn hóa vật thể thì những quy định về di sản văn hóa phi vật thể còn tƣơng đối khiêm tốn.
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ có chỉ ra những hành vi
đƣợc coi là “gây nguy cơ hủy hoại và làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật
thể” (Điều 4) trong đó có “tùy tiện đƣa ra những yếu tố không phù hợp làm
giảm giá trị di sản” (Khoản 2 điều 4). Tuy nhiên, Nghị định này không quy định chủ thể nào sẽ là ngƣời đánh giá hành vi đó làm giảm giá trị của di sản hay một vài các tiêu chí cơ bản để đánh giá. Cơ quan quản lý cũng khó có thể can thiệp một cách khách quan, chính xác mức độ đƣợc coi là hủy hoại di sản. Do đó, thực tế các nhà quản lý dựa trên sự đánh giá chủ quan của họ về việc các yếu tố đã làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ bao gồm 5 chƣơng, 18 điều quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân, “Nghệ nhân Ƣu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trong đó quy định chi tiết đối tƣợng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu trong
các loại hình của di sản văn hóa phi vật thể gồm: “Tiếng nói, Chữ viết; Ngữ
văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín
ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Tri thức dân gian” [9]. Trong đó, đòi hỏi nghệ
nhân phải có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy những giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phƣơng (áp dụng cho "Nghệ nhân Ƣu tú") và phạm vi cả nƣớc (áp dụng cho "Nghệ nhân Nhân dân")… Với "Nghệ nhân Nhân dân", phải có thời gian hoạt động nghề từ 20 năm trở lên và đã đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ƣu tú". Với "Nghệ nhân Ƣu tú", phải có thời gian hoạt động nghề từ 15 năm trở lên. Nghị định cũng quy định, cá nhân đƣợc tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân" và "Nghệ nhân Ƣu tú" phải đƣợc hội đồng theo 3 cấp (cấp tỉnh, chuyên ngành cấp bộ và cấp Nhà nƣớc) thông qua dựa theo hồ sơ xét tặng. Theo đó, ngƣời đƣợc nhận danh hiệu, ngoài nhận Huy hiệu, Giấy
chứng nhận của Chủ tịch nƣớc và tiền thƣởng kèm theo danh hiệu, với nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn, đƣợc hƣởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng theo quy định của Chính phủ.
Nhƣ vậy những tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu nghệ nhân đang có nhiều bất cập so với hoạt động thực tiễn của di sản nhƣ: các nghệ nhân có thành tích, giải thƣởng, có các tài liệu chứng minh tri thức, kỹ năng nhƣ ghi băng, ghi đĩa, hình ảnh…hay không? Nhƣ ý kiến của nhà nghiên cứu văn hóa dân
gian Bùi Trọng Hiền đã nêu: "...sự tồn tại của nhiều loại hình di sản luôn ở
mức nguy cơ báo động, hông có người kế tục. Nghệ nhân hát kể trường ca các dân tộc hiện chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, kêu gọi thanh niên nghe họ hát đã hó chứ chưa nói có học trò theo nghiệp... tìm đâu ra cái gọi là giải
thưởng để được phong tặng…” [31]. Tuy nhiên, không thể phủ nhận đây là sự
quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nƣớc, động viên các nghệ nhân tích cực truyền dạy, phổ biến tri thức và kỹ năng cho lớp trẻ. Nghị định thực sự cần thiết và quan trọng, đáp ứng đƣợc mong mỏi cũng nhƣ nhu cầu bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa lâu đời của các dân tộc. Là một tin vui lớn với các nghệ nhân, với những ngƣời tâm huyết với văn hóa dân gian và với cả các nhà quản lý khi lần đầu tiên các nghệ nhân dân gian đƣợc tôn vinh bởi một danh hiệu chính thức từ nhà nƣớc. Tôn vinh đúng mức những “báu vật nhân văn” sống, điều này còn là niềm khích lệ, là động lực để các thế hệ trẻ quan tâm yêu mến văn hóa dân gian, yêu nghệ thuật truyền thống, cùng tiếp nối để bảo vệ di sản, giữ gìn những vốn quý của văn hóa dân tộc.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải nhanh chóng có chƣơng trình, kế hoạch ở cấp tỉnh về việc rà soát danh sách nghệ nhân tiêu biểu theo các tiêu chí của Nghị định 62, đặc biệt là việc xây dựng hồ sơ, thủ tục cho từng nghệ nhân theo qui định. Đây là công việc đƣợc cho là sẽ rất khó khăn, vì theo ý
kiến nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và cán bộ quản lý thì quy trình thủ tục xét tặng để đi vào đời sống thực tiễn, áp dụng cho từng trƣờng hợp nghệ nhân cụ thể không phải dễ dàng. Số nghệ nhân trong diện sẽ đƣợc xem xét đề nghị phong tặng hầu hết đều đã cao tuổi, một số nghệ nhân ngƣời dân tộc thiểu số còn chƣa biết chữ, việc làm hồ sơ thủ tục xin phong danh hiệu sẽ là rất khó. Bởi vậy, bên cạnh việc phải chờ các văn bản hƣớng dẫn bổ sung từ phía Trung ƣơng, cần phải có sự vào cuộc thật sự sâu sắc và trách nhiệm cao của các ngành chức năng, nhất là ngành Văn hóa và các tổ chức Văn hóa - Nghệ thuật địa phƣơng để xúc tiến các nội dung theo tinh thần của Nghị định 62 trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, các quy định về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể cần có sự phối hợp liên ngành chặt chẽ giữa các ngành, các cơ quan. Theo quy định tại khoản 3 điều 55 Luật di sản văn hóa năm 2001 thì Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện thống nhất quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa. Tuy nhiên hiện nay vẫn chƣa có văn bản nào hƣớng dẫn về vấn đề này.
Ngoài ra, một số vấn đề trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể chƣa đƣợc pháp luật đề cập tới. Pháp luật chƣa hỗ trợ ngƣời dân để họ xác định bản sắc của mình, giúp ngƣời dân tìm đƣợc những tiềm năng có thể phát huy đƣợc. Mặt khác, pháp luật hiện nay chƣa có quy định về giáo dục bảo vệ di sản. Ngoài ra, cần có các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể, để ngăn ngừa các tác động tiêu cực.
Quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy Luật di sản văn hóa 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 làm nòng cốt. Tuy nhiên, chúng ta còn thiếu các văn bản dƣới luật đƣợc xây dựng trên cơ sở thống nhất ý kiến cộng đồng, để đảm bảo cho việc hƣớng dẫn, thực thi luật ở địa phƣơng, ví dụ nhƣ đối với hoạt động quản lý Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh dƣới góc độ là di sản văn hóa phi vật thể.
Ngày 31/12/2014, Bộ VHTT&DL đã có Quyết định số 4551/QĐ- BVHTTDL về việc giao Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đến năm 2030”. Ngày 24/11/2016, Đề án đã đƣợc hoàn thiện và trình Bộ VHTT&DL. Tuy nhiên, Đề án “Bảo tồn và phát huy Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đến năm 2030” đã hoàn thành từ lâu nhƣng đến nay vẫn chƣa đƣợc thông qua.
Tại tỉnh Nghệ An, nơi có một lƣợng lớn di sản văn hóa phi vật thể (960 di sản văn hóa phi vật thể) thì việc thực hiện các Nghị quyết, Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, cũng nhƣ các Nghị định, Quyết định của Chính phủ đƣợc chú trọng. Bộ máy quản lý ngành văn hóa nói chung và mảng di sản văn hóa phi vật thể nói riêng luôn bám sát các nội dung trong văn bản luật, dựa trên các văn bản đó làm căn cứ pháp lý để thực hiện việc quản lý các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, tỉnh có những hoạt động kiểm kê, nghiên cứu để phân loại di sản nhƣ: di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh, và những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc thì đƣợc trình Chính phủ, các cấp quản lý có thẩm quyền để làm hồ sơ công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, cấp quốc tế. Dựa trên cá hƣớng dẫn chi tiết trong Luật Di sản văn hóa, sửa đổi năm 2009 thì các
nội dung đƣợc quy định chi tiết, rõ rang hơn nên địa phƣơng dễ dàng thực hiện hơn trong quản lý. Trên thực tế, hoạt động QLNN về di sản văn hóa phi vật thể tại tỉnh Nghệ An luôn bám sát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật này, không tách rời; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể luôn là nền tảng, là căn cứ, là cơ sở vững chắc để chính quyền tỉnh Nghệ An thực hiện. Thực hiện tốt việc đƣa các văn bản pháp luật này vào đời sống có nghĩa là đã góp phẩn bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, để nó sống mãi với thời gian.
Ngoài ra, nhiều hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể chƣa có một căn cứ pháp lý, chƣa có một đề án nghiên cứu khoa học nào để triển khai trên thực tế. Ví dụ nhƣ đƣa dân ca vào du lịch. Đây là mục tiêu mà các cấp quản lý đặt ra nhƣng thực tế thực hiện thất bại do chúng ta quá nóng vội. Cần tƣ duy phát huy giá trị di sản phục vụ du lịch để từ đó giúp nâng cao đời sống ngƣời dân địa phƣơng và quan trọng hơn, tạo nguồn kinh phí để quay trở lại bảo tồn di sản.