Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 67 - 68)

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể

2.2.4. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên

môn về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Đội ngũ cán bộ quản lý và nghiên cứu trong ngành văn hóa hiện nay ở Nghệ An còn đang thiếu cả về số lƣợng lẫn trình độ chuyên môn, đặc biệt là khan hiếm về lớp thế hệ kế cận, có khả năng quản lý và có năng khiếu về âm nhạc dân gian. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dƣỡng và thu hút nguồn nhân lực cả trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu có chuyên môn cao để đáp ứng nhiệm vụ đặt ra.

Đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh cũng đƣợc tỉnh Nghệ An quan tâm, đào tạo.

Hàng năm, hoạt động tập huấn chuyên môn, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm đƣợc Sở VH&TT tỉnh Nghệ An phối hợp với TTBT&PHDS dân ca xứ Nghệ chú trọng thực hiện. Tham dự lớp tập huấn có các đơn vị huyện thành trong toàn tỉnh với rất đông các học viên, bao gồm các đồng chí Trƣởng, Phó phòng Văn hóa, Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện - thành - thị,

các cán bộ chuyên môn và Ủy viên văn hóa tham dự, chủ nhiệm CLB đàn hát dân ca trong tỉnh; có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo Sở VHTTDL, đại diện Sở Nội vụ, Ban Tuyên giáo tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình. Ngoài ra còn có các nhạc sĩ, các nhà nghiên cứu có tâm huyết và các nghệ nhân dân gian từ các câu lạc bộ…

Đợt tập huấn là một dịp để các cán bộ quản lý, chuyên môn, các đơn vị có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, góp phần định hƣớng, giúp các đơn vị cơ sở xây dựng môi trƣờng văn hóa cho các CLB đàn hát dân ca ở xóm, xã, các đơn vị trƣờng học; góp phần khơi dậy sức sống bền bỉ và mãnh liệt của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong đời sống và ý thức gìn giữ, bảo vệ và phát huy di sản truyền thống của cha ông trong nhân dân.

Tuy nhiên, thực tế đội ngũ quản lý di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh còn quá mỏng, chƣa có niềm hăng say và thật sự tâm huyết với nghề. Hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn về di sản văn hóa phi vật thể còn nhiều hạn chế và bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)